Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu đặc biệt có đặc điểm gì?
A. Được cấu tạo từ một từ hoặc một cụm từ.
- B. Được cấu tạo từ một cụm danh từ.
- C. Được cấu tạo từ một tính từ.
- D. Được cấu tạo từ một trợ từ.
Câu 2: Tác dụng của câu đặc biệt là gì?
- A. Cung cấp thông tin.
- B. Cung cấp tri thức.
C. Nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung.
- D. Nhấn mạnh cảm xúc của người nói.
Câu 3: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu đặc biệt?
- A. Có thể dùng câu đặc biệt ở bất cứ ngữ cảnh nào.
B. Chỉ dùng câu đặc biệt trong những ngữ cảnh phù hợp.
- C. Câu đặc biệt cũng tương tự như câu sai ngữ pháp.
- D. Câu đặc biệt có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp.
Câu 4: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
- A. Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
- B. Trời tối đen.
C. Một đêm đông.
- D. Những cơn mưa đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
Câu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
- A. Những đóa hoa hồng khoa sắc thắm dưới ánh mặt trời lung linh.
- B. Nhạc hay.
C. Đen kịt.
- D. Tôi hớt hải chạy ra khỏi cánh rừng đầy khói lửa, bom đạn.
Câu 6: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.
- A. Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương.
- B. Tôi chợt thức giấc.
C. Một đêm đông.
- D. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm.
Câu 7: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá! Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
- A. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn.
- B. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
- C. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút...
D. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?
- A. Đói và lạnh!
- B. Mệt và sợ.
C. Con mắt như dính chặt.
- D. Một cơn mưa!
Câu 9: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?
- A. Giờ ra chơi.
B. Tiếng nước róc rách chảy.
- C. Trên con đê.
- D. Hoa sim!
Câu 10: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
- A. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình.
- B. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...
- C. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu.
D. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
Câu 11: Câu đặc biệt nào dùng để gọi đáp?
A. Lá ơi!
- B. Chiều chiều.
- C. Một tiếng trống trường.
- D. Nhanh quá!
Câu 12: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
A. Bộc lộ cảm xúc.
- B. Nhấn mạnh thông tin.
- C. Xác định thời gian.
- D. Gọi đáp.
Câu 13: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
- A. Xác định không gian.
- B. Liệt kê, thông báo.
C. Xác định thời gian.
- D. Gọi đáp.
Câu 14: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Khi thì ở chợ Cuối Chăm, ở đò Tràng Thư, khi lại về phố Rố, chợ Bì, chợ Bưởi.
- A. Xác định không gian.
- B. Bộc lộ cảm xúc.
C. Xác định thời gian, nơi chốn.
- D. Liệt kê, thông báo.
Câu 15: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?
- A. Từ hô gọi.
- B. Từ tình thái.
- C. Quan hệ từ.
D. Số từ.
Câu 16: Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau:
Si-men: – Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!
Đông Rô-đri-gơ: – Chỉ xin em cho nói một câu thôi!
Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Si-men: – Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-gơ: – Si-men em!
Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!
Đông Rô-đri-gơ: – Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,
Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.
- A. Chàng đi đi!
B. Mũi kiếm!
- C. Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
- D. Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Câu 17: Đâu là câu đặc biệt dùng để xác định nơi chốn?
- A. Đêm ba mươi.
- B. Rạng sáng.
C. Chợ Đồng Văn.
- D. Than ôi!
Câu 18: Đâu là câu đặc biệt để liệt kê sự vật?
A. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.
- B. Tờ mờ sáng. Mẹ đã chuẩn bị ra đồng.
- C. Thật tội nghiệp! Những số phận bất hạnh ngoài kia còn nhiều quá.
- D. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Câu 19: Trong đoạn trích sau, câu nào là câu sai ngữ pháp, câu nào là câu đặc biệt?
Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ôi! Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên.
A. Câu đặc biệt là “Ôi”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
- B. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Ôi”.
- C. Câu đặc biệt là “Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
- D. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng”.
Câu 20: Câu nào dưới đây không phải là câu sai ngữ pháp?
A. Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu.
- B. Là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù.
- C. Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác.
- D. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Kết nối bài 5:Thực hành tiếng Việt
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận