Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 5 Văn bản 2: Lơ Xít

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 5 Văn bản 2: Lơ Xít Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là thông tin không chính xác về tác giả Coóc-nây?

  • A. Là nhà viết kịch xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Anh.
  • B. Kịch của ông có tính chất duy lí, thường thể hiện quan hệ cá nhân và xã hội thông qua sự đấu tranh giữa lí trí và dục vọng.
  • C. Một số vở kịch tiêu biểu như: Mê-đê (1635), Lô Xít (1636), Xin-na (1640)…
  • D. Lơ-xít được ông sáng tác dựa trên một biến cố lịch sử có thật ở Tây Ban Nha.

Câu 2: Nhân vật chính trong vở kịch Lơ-xít là những ai?

  • A. Rô-đri-gơ và Si-men.
  • B. Goóc-ma-xờ và Đi-e-gơ.
  • C. Rô-đri-gơ và Đi-e-gơ.
  • D. Si-men và Goóc-ma-xờ.

Câu 3: Vì sao Rô-đri-gơ lại yêu cầu Si-men hãy giết chàng?

  • A. Vì Rô-đri-gơ không được yêu Si-men.
  • B. Vì Rô-đri-gơ đã giết cha của Si-men.
  • C. Vì Rô-đri-gơ đã phản bội lại Si-men.
  • D. Vì Rô-đri-gơ đã giết chính cha của mình.

Câu 4: Si-men đã nói gì về thanh kiếm đã giết cha nàng?

  • A. Là một vật đáng sợ, dơ bẩn.
  • B. Là một vật cao quý, quý giá.
  • C. Là một vật đáng khinh, mang tội ác nặng nề.
  • D. Là một vật diệu kì, vi diệu.

Câu 5: Rô-đri-gơ đã suy nghĩ gì về hành động giết cha Si-men của mình? 

  • A. Hành động xuất phát từ con ác quỷ trong tâm hồn mà chàng không thể kiểm soát.
  • B. Hành động xuất phát từ mối thù của chàng với cha Si-men.
  • C. Hành động không xấu xa, chàng không hối hận về hành động của mình.
  • D. Hành động xuất phát từ cơn nóng nảy, phủ lên đời chàng “vết nhơ tai hại”.

Câu 6: Rô-đri-gơ đã giải thích lí do cha chàng ép chàng giết cha Si-mon là gì?

  • A. Tranh chấp quyền lực.
  • B. Cái tát của cha Si-men đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Đông Đi-e-gơ.
  • C. Hai người là kẻ thù của nhau.
  • D. Vì Đông Đi-e-gơ ghen tức với Đông Goóc-ma-xờ.

Câu 7: Rô-đri-gơ đã đưa ra mục đích của việc giết cha Si-men là gì?

  • A. Để ra oai với binh lính.
  • B. Để được thăng quan tiến chức.
  • C. Để trả thù danh dự và thù cha.
  • D. Để hả giận.

Câu 8: Rô-đri-gơ đã thực hiện nghĩa vụ gì đối với gia đình của chàng?

  • A. Bảo vệ danh dự gia đình.
  • B. Bảo vệ danh dự của đức vua.
  • C. Bảo vệ tính mạng gia đình.
  • D. Bảo vệ sự giàu có của gia đình.

Câu 9: Tâm trạng của Si-men như thế nào khi biết Rô-đri-gơ giết cha mình?

  • A. Căm phẫn, tức giận đến cùng cực.
  • B. Cay đắng, giày vò, đau đớn.
  • C. Nhục nhã, xấu hổ, quyết tâm trả thù.
  • D. Sợ hãi, tổn thương, bất lực.

Câu 10: Si-men nhận định như thế nào về hành động giết cha Đông Goóc-ma-xờ của Rô-đri-gơ?

  • A. Hành động của Rô-đri-gơ đã dẫm đạp lên tình yêu Si-men dành cho chàng.
  • B. Hành động của Rô-đri-gơ là hành động vô nhân tính, không thể chấp nhận được.
  • C. Hành động của Rô-đri-gơ là sự nóng nảy, hấp tập, bộp chộp.
  • D. Hành động của Rô-đri-gơ là thực hiện nghĩa vụ của người con cao thượng.

Câu 11: Si-men đã làm gì để xứng đáng với người mình yêu?

  • A. Cưới Rô-đri-gơ.
  • B. Rời bỏ quê hương.
  • C. Đòi Rô-đri-gơ thế mạng.
  • D. Tự kết liễu đời mình.

Câu 12: Đâu là nhận xét đúng về phẩm chất của Rô-đri-gơ và Si-men?

  • A. Có tâm hồn nồng nhiệt, đầu óc sáng suốt và sẵn sàng hi sinh cho nghĩa vụ với gia đình.
  • B. Có trái tim nồng cháy yêu thương, khát khao tình yêu, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vì người mình yêu.
  • C. Dũng cảm, kiên quyết, không rung động với kẻ thù.
  • D. Yếu lòng, dễ rung động, dễ tha thứ và bỏ qua cho lỗi lầm của người khác.

Câu 13: Rô-đri-gơ và Si-men phải đối mặt với khó khăn nào?

  • A. Đấu tranh nội tâm, đắn đo giữa bên hiếu và tình.
  • B. Đấu tranh giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu nước.
  • C. Vấp phải sự phản đối của hai dòng họ
  • D. Không thể gặp mặt và trò chuyện với nhau.

Câu 14: Tác giả đã xây dựng mẫu thuẫn nào bên trong hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men?

  • A. Ước mơ và nghĩa vụ.
  • B. Lí trí và tình cảm. 
  • C. Sự dũng cảm và hèn nhát.
  • D. Sự thánh thiện và độc ác.

Câu 15: Hai câu nói dưới đây của Si-men thể hiện điều gì?

Giết cha em, chàng chứng tỏ em xứng đáng,

Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.

  • A. Sức mạnh của tình yêu đã lấn át lí trí Si-men.
  • B. Sức mạnh của tình thân đã khiến nàng chìm trong thù hận.
  • C. Nàng đã bị thù hận làm cho mờ mắt, trở nên độc ác, tàn nhẫn.
  • D. Sức mạnh của lí trí đã chiến thắng tình yêu.

Câu 16: Điều gì đã tạo nên tính hiện thực cho vở Lơ-xít?

  • A. Nhân vật và sự kiện hoàn toàn có thật trong lịch sử nước Pháp.
  • B. Tập trung mô tả diễn biến tâm lý con người trong những nghịch cảnh.
  • C. Ngôn ngữ giản dị, chân thực, mượn nhiều tình tiết của văn học dân gian Pháp.
  • D. Câu chuyện được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của Coóc-nây.

Câu 17: Xung đột kịch của Lơ-xít được giải quyết như thế nào?

  • A. Không thể hòa giải được xung đột.
  • B. Lí trí (ý thức về nghĩa vụ) chiến thắng trước dục vọng của cá nhân (tình yêu lứa đôi).
  • C. Dục vọng của cá nhân (tình yêu lứa đôi) chiến thắng trước lí trí (ý thức về nghĩa vụ).
  • D. Tất cả đều bị hủy hoại, tình yêu tan vỡ, lí trí mê muội.

Câu 18: Đâu là đặc sắc nghệ thuật của vở bi kịch Lơ-xít?

  • A. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật với những đấu tranh nội tâm giằng xé, đầy đau xót.
  • B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên với những hình ảnh chân thực, sinh động, làm nền cho nhân vật xuất hiện.
  • C. Ngôn ngữ giản dị, khúc triết, thể hiện được tính cách nhân vật rõ nét.
  • D. Hình ảnh trong sáng, gần gũi, ngôn ngữ hài hước, hóm hỉnh mà giàu triết lý.

Câu 19: Vì sao vở Lơ-xít trở thành mẫu mực của sân khấu cổ điển Pháp thế kỉ 17?

  • A. Vì đây là vở bi kịch đầu tiên, đánh dấu chặng đường phát triển mang tính đột phá của bi kịch cổ điển Pháp.
  • B. Vì vở kịch đã đề cập đến vấn đề xung đột giữa dục vọng cá nhân và nghĩa vụ công dân, giữa tình yêu và danh dự.
  • C. Vì đây là vở kịch đạt đến độ hoàn thiện cao về mặt thể loại, cách xây dựng nhân vật vô cùng độc đáo và đặc sắc.
  • D. Vì thông điệp vở kịch truyền tải có sức nặng, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Câu 20: Coóc-nây là nhà văn theo khuynh hướng nào?

  • A. Chủ nghĩa ánh sáng.
  • B. Chủ nghĩa tượng trưng.
  • C. Chủ nghĩa cổ điển.
  • D. Chủ nghĩa hiện thực.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác