Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc sử dụng câu ghép "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị"nhằm mục đích gì?

  • A. Kéo dài câu văn.
  • B. Tăng tính trang trọng.
  • C. Nhấn mạnh sự nối tiếp và mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự kiện.
  • D. Tăng độ khó cho người đọc.

Câu 2: Cần chọn loại câu nào khi cần diễn đạt mối quan hệ nguyên nhân – kết quả?

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép chính phụ.
  • C. Câu ghép đẳng lập.
  • D. Câu cảm than.

Câu 3: Ngôi kể nào thường được sử dụng khi viết kể chuyện sáng tạo?

  • A. Chỉ ngôi thứ nhất.
  • B. Chỉ ngôi thứ ba.
  • C. Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
  • D. Chỉ ngôi thứ hai.

Câu 4: Truyện ngắn "Ba chàng sinh viên" được in trong tập truyện nào?

  • A. Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm.
  • B. Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm.
  • C. Sự trở về của Sơ-lốc Hôm.
  • D. Cuộc điều tra màu đỏ.

Câu 5: Trong văn bản Bài hát đồng sáu xu, phương tiện gây ra cái chết của bà Li-ly Cráp-tri là gì?

  • A. Súng.
  • B. Da.
  • C. Cái chặn giấy.
  • D. Dây thừng.

Câu 6: Theo tác giả, cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn như thế nào?

  • A. Ồn ào và nổi tiếng.
  • B. Thầm lặng, khiêm nhường và bình dị.
  • C. Giàu có và xa hoa.
  • D. Đau khổ và cô đơn.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép đẳng lập?

  • A. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.
  • B. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.
  • C. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.
  • D. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.

Câu 8: Trong câu "Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh", từ "nhưng" thể hiện quan hệ gì?

  • A. Quan hệ thời gian.
  • B. Quan hệ tương phản.
  • C. Quan hệ lựa chọn.
  • D. Quan hệ bổ sung.

Câu 9: Khi sử dụng ngôi kể thứ ba, người kể chuyện thường:

  • A. Là nhân vật chính.
  • B. Là nhân vật phụ.
  • C. Đứng ngoài câu chuyện.
  • D. Là độc giả.

Câu 10: Hình ảnh cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" gợi nhớ đến nhân vật nào trong văn học cổ?

  • A. Thúy Vân trong Truyện Kiều.
  • B. Nàng Kiều đi tìm Kim Trọng.
  • C. Thúy Kiều trong đoạn tả cảnh gia đình.
  • D. Nàng Xuân trong Cung oán ngâm khúc.

Câu 11: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, trong phần giới thiệu bài thơ, điều nào sau đây không cần thiết?

  • A. Nêu nhan đề bài thơ.
  • B. Giới thiệu tác giả.
  • C. Nêu ấn tượng chung về bài thơ.
  • D. Phân tích chi tiết từng câu thơ.

Câu 12: Đâu không phải là đáp án đúng khi nói về ác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau?

"Bóng mẹ hiền như vầng trăng sáng

Soi bước đường con qua những gian nan."

  • A. Nhấn mạnh hình ảnh bóng mẹ hiền.
  • B. Gợi tả vẻ đẹp dịu dàng, ấm áp của mẹ.
  • C. Thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của con dành cho mẹ.
  • D. Mang tới cho người đọc cảm giác hân hoan, vui sướng khi nhớ lại kỉ niệm với mẹ.

Câu 13: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?

  • A. 1 từ.                   
  • B. 2 từ.                   
  • C. 3 từ.                   
  • D. 4 từ.

Câu 14: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”?

  • A. Ẩn dụ                 
  • B. Nói quá               
  • C. Nói giảm, nói tránh                            
  • D. Hoán dụ

Câu 15: : Việc phát triển từ vựng tiếng Việt chủ yếu theo mấy cách?

  • A. 2 cách.               
  • B. 3 cách.               
  • C. 4 cách.               
  • D. 5 cách.

Câu 16: Số chữ trong mỗi dòng của bài thơ Tiếng Việt thường là bao nhiêu?

  • A. 6 chữ.                
  • B. 7 chữ.                 
  • C. 8 chữ.                 
  • D. 9 chữ.

Câu 17: Trong bài thơ "Vội vàng", "cuộc đời" (hay "thời gian") được thể hiện như thế nào?

  • A. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một khái niệm khô cứng.
  • B. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một thực thể sống động với nhiều tính danh.
  • C. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một ý tưởng trừu tượng.
  • D. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một nhân vật phụ trong bài thơ.

Câu 18: Bài ca chúc Tết thanh niên được viết theo thể loại nào?

  • A. Thể thơ lục bát.
  • B. Thể thơ song thất lục bát.
  • C. Thể hát nói.
  • D. Thể thơ tự do.

Câu 19: Tại sao ý kiến "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa" được xem là chủ quan?

  • A. Vì nó dựa trên sự kiện lịch sử.
  • B. Vì nó là một thực tế đã được kiểm chứng.
  • C. Vì nó là nhận định về một khả năng dựa trên hiểu biết của tác giả.
  • D. Vì nó phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.

Câu 20: UNESCO là viết tắt của tổ chức nào?

  • A. United Nations Economic and Social Council.
  • B. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.
  • C. Universal Network for Education and Social Cooperation.
  • D. Union of Nations for Environmental and Scientific Collaboration.

Câu 21: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
  • B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
  • C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
  • D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Câu 22: Cấu trúc logic của bài nghị luận thường theo trình tự:

  • A. Vấn đề - Bản chất - Tác động - Trách nhiệm - Giải pháp.
  • B. Giải pháp - Vấn đề - Bản chất - Tác động - Trách nhiệm.
  • C. Tác động - Vấn đề - Giải pháp - Bản chất - Trách nhiệm.
  • D. Trách nhiệm - Giải pháp - Vấn đề - Bản chất - Tác động.

Câu 23: Biến đổi câu sau thành câu bị động: “Thầy hiệu trưởng là người đã xây dựng ngôi trường này từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.”

  • A. Ngôi trường được thầy hiệu trưởng xây từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.
  • B. Thầy hiệu trưởng được xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.
  • C. Thầy hiệu trưởng đã xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.
  • D. Thầy hiệu trưởng có quyền xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.

Câu 24: Mở rộng cấu trúc câu nhằm mục đích gì?

  • A. Rút gọn thông tin của câu.
  • B. Tăng lượng thông tin cho câu.
  • C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • D. Loại bỏ các thành phần không cần thiết.

Câu 25: Khi giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh, em cần đề cập đến những yếu tố nào?

  • A. Chỉ quá trình hình thành.
  • B. Chỉ cấu trúc và quy mô.
  • C. Chỉ giá trị của đối tượng.
  • D. Quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô và giá trị của đối tượng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác