Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cụm từ “giọt máu đào” trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” chỉ điều gì?

  • A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.
  • B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.
  • D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 2: Trong câu ““Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng” có sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Ẩn dụ     
  • B. Nói quá   
  • C. Nói giảm, nói tránh     
  • D. Hoán dụ

Câu 3: Các thành phần nào sau đây có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?

  • A. Chủ ngữ trong câu.
  • B. Vị ngữ trong câu.
  • C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Dựa vào phần mở đầu văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, Sơ-lốc Hôm phát hiện ra điều gì trong phòng ngủ của thầy Xôm?

  • A. Một mẩu bút chì gãy.
  • B. Một mẫu nhỏ màu đen dạng hình chóp, giống hệt mẫu trên bàn ngoài phòng làm việc.
  • C. Một đầu chỉ gãy.
  • D. Một vết rách dài 3 inch.

Câu 5: Trong văn bản Bài hát đồng sáu xu, ai là thủ phạm gây ra cái chết của bà Li-ly Cráp-tri?

  • A. Luật sư Ét-uốt.
  • B. Méc-dơ-lân Va-an.
  • C. Bà giúp việc Ma-thơ.
  • D. Con trai bà giúp việc Ma-thơ.

Câu 6: Trong câu "Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất", dấu phẩy (,) có tác dụng gì?

  • A. Ngắt nhịp câu.
  • B. Thể hiện quan hệ giải thích.
  • C. Liệt kê các ý.
  • D. Tạo sự tương phản.

Câu 7: Trong câu "Bởi vì ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chúng lớn lắm", cặp từ "bởi vì ... nên" thể hiện quan hệ gì?

  • A. Quan hệ thời gian.
  • B. Quan hệ tương phản.
  • C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • D. Quan hệ điều kiện.

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép chính phụ?

  • A. Trời mưa nhưng tôi vẫn đi làm.
  • B. Anh ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ.
  • C. Bạn nên học hành chăm chỉ để có tương lai tốt đẹp.
  • D. Hoặc bạn đi hoặc tôi đi.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng vấn vương, tương tư của cô gái trong câu thơ “Lòng thấy giăng tơ một mối tình”?

  • A. So sánh.             
  • B. Nhân hóa.           
  • C. Ẩn dụ.                
  • D. Điệp ngữ.

Câu 10: Phần mở đoạn của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ cần bao gồm những nội dung gì?

  • A. Chỉ giới thiệu nhan đề bài thơ.
  • B. Giới thiệu nhan đề và tác giả.
  • C. Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng chung.
  • D. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ.

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

  • A. Ẩn dụ.                
  • B. Nói quá.             
  • C. Nói giảm, nói tránh.                          
  • D. Hoán dụ.

Câu 12: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  • A. Lá cây đã già.
  • B. Lá cây còn non.
  • C. Da người.
  • D. Trời.

Câu 13: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

  • A. Ẩn dụ hình thức.
  • B. Ẩn dụ cách thức.
  • C. Ẩn dụ phẩm chất.
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  • A. Quan hệ tương đồng.
  • B. Nét giống nhau.
  • C. Quan hệ gần gũi.
  • D. Sự liên quan.

Câu 15: Theo tác giả thủ pháp nào được Xuân Diệu tận dụng triệt để trong bài thơ “Vội vàng”?

  • A. So sánh.             
  • B. Nhân hóa.           
  • C. Liệt kê.               
  • D. Ẩn dụ.

Câu 16: Sau khi đọc xong bài thơ Tình sông núi, em hãy cho biết, điều gì thôi thúc tác giả phải viết bài thơ?

  • A. Sự ngưỡng mộ đối với các nhà thơ khác.
  • B. Mong muốn được nổi tiếng trong giới văn học.
  • C. Sự gắn bó sâu nặng với Tổ quốc.
  • D. Nhu cầu kiếm sống bằng nghề viết.

Câu 17: Nội dung chính của văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh là gì?

  • A. Cung cấp thêm thông tin về văn hóa chơi hoa, cây cảnh mang đậm đà bản sắc người Việt.
  • B. Cung cấp thêm thông tin về văn hóa chơi hoa, cây cảnh của cha ông ta thời xưa.
  • C. Giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa hoa cây cảnh của thế hệ trẻ ngày nay.
  • D. Khích lệ mọi người giữ gìn văn hóa chơi hoa, cây cảnh.

Câu 18: Ngoài việc sử dụng từ ngữ lịch sự, người phỏng vấn còn phải thể hiện điều gì?

  • A. Sự hài hước của bản thân.
  • B. Sự tài giỏi của bản thân về vấn đề được bàn luận.
  • C. Sự nghiêm túc và mức độ am hiểu về người được phỏng vấn.
  • D. Sự gay gắt về vấn đề đang trao đổi với người được phỏng vấn.

Câu 19: Việc so sánh, đối chiếu trong bài thuyết minh có tác dụng gì?

  • A. Làm rối thêm nội dung.
  • B. Không cần thiết trong bài thuyết minh.
  • C. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
  • D. Chỉ để tăng độ dài của bài viết.

Câu 20: Trong câu "Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi là kết quả của việc luyện viết thường xuyên", cụm từ nào là cụm danh từ được chuyển đổi từ cụm chủ ngữ - vị ngữ?

  • A. Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi.
  • B. Kết quả của việc luyện viết thường xuyên.
  • C. Việc luyện viết thường xuyên.
  • D. Kĩ năng viết của chúng tôi.

Câu 21: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu?

  • A. Tôi thích đọc những cuốn sách mà thầy giáo giới thiệu trong lớp.
  • B. Chiếc áo mà mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật rất đẹp.
  • C. Chúng tôi đã thăm bảo tàng nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá.
  • D. Em gái tôi mơ ước được đến Paris, thành phố mà cô ấy đã nghe rất nhiều.

Câu 22: Hình ảnh so sánh "Ta như chim trong tiếng Việt như rừng" gợi lên điều gì?

  • A. Sự xa lạ giữa con người và tiếng Việt.
  • B. Sự gần gũi, gắn bó giữa mỗi người với tiếng nói dân tộc.
  • C. Sự khó khăn khi sử dụng tiếng Việt.
  • D. Sự phức tạp của ngữ pháp tiếng Việt.

Câu 23: Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng Việt là gì?

  • A. Nỗi buồn về sự mai một của tiếng Việt.
  • B. Sự tự hào về lịch sử dân tộc.
  • C. Tình yêu tiếng Việt, yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
  • D. Sự lo lắng về tương lai của ngôn ngữ.

Câu 24: Tác dụng của việc tác giả bài nghị luận phân tích sâu về bài thơ "Vội vàng" là gì?

  • A. Chỉ ra những thiếu sót trong bài thơ.
  • B. Giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa và tư tưởng sâu sắc của bài thơ.
  • C. Phê phán quan điểm sống của Xuân Diệu.
  • D. So sánh bài thơ với các tác phẩm khác.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của bài thơ "Vội vàng"?

  • A. Nhịp điệu thơ chậm rãi, du dương.
  • B. Quan niệm sống mới mẻ, tích cực.
  • C. Giọng điệu thơ sôi nổi, hào hứng.
  • D. Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác