Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 100

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 100 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?

Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

  • A. một
  • B. hai
  • C. ba
  • D. nhiều

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

  • A. Mẹ về là một tin vui.
  • B. Mẹ tôi luôn dậy sớm.
  • C. Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.
  • D. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Câu 3: Cụm C – V được in đậm trong câu: “Con được bố tha thứ.” làm thành phần gì?

  • A. Chủ ngữ.
  • B. Vị ngữ.
  • C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  • D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 4: ‘Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.’ Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

  • A. Chủ ngữ.     
  • B. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  • C. Vị ngữ.     
  • D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 5: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là thành phần chính của câu
  • B. Là thành phần phụ của câu
  • C. là biện pháp tu từ trong câu
  • D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 6: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  • B. Theo vị trí của chúng trong câu
  • C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  • D. Theo mục đích nói của câu

Câu 7: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 8: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 9:  Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

   (Đặng Thai Mai)

  • A. Chỉ thời gian
  • B. Chỉ nơi chốn
  • C. Chỉ phương tiện
  • D. Chỉ nguyên nhân

Câu 10: Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp?

  • A. Ngày mai tôi phải đi xa rồi
  • B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!
  • C. Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ!
  • D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Câu 11: Trong câu “Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?

  • A. Thành phần gọi - đáp
  • B. Thành phần cảm thán
  • C. Thành phần tình thái.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 12: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng? 

  • A. Thành phần gọi – đáp.
  • B. Thành phần cảm thán.
  • C. Thành phần tình thái.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 13: Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A. Thành phần trạng ngữ
  • B. Thành phần bổ ngữ
  • C. Thành phần biệt lập tình thái
  • D. Thành phần biệt lập cảm thán

Câu 14: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

  • A. Quan hệ bổ sung
  • B. Quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ nguyên nhân
  • D. Quan hệ mục đích

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi-đáp

  • A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập
  • B. Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp
  • C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • D. Là thành phần biệt lập

Câu 16: Trong những câu sau đây không có thành phần gọi - đáp?

  • A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?
  • B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!
  • C. Thưa cô, em xin phép đọc bài!
  • D. Ngày mai là thứ năm rồi!

Câu 17: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

  • A. Miêu tả về cô gái
  • B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái
  • C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái
  • D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái

Câu 18: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 19: Vị ngữ thường có cấu tạo?

  • A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
  • B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
  • C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
  • D. Tình thái từ

Câu 20: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
  • B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
  • C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
  • D. Mùa xuân mong ước đã đến.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác