Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 1 Thực hành tiếng Việt: Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 1 Thực hành tiếng Việt: Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong tiếng Hán, các yếu tố đồng âm dễ dàng được phân biệt bằng cách nào?

  • A. Phân biệt bằng những chữ viết khác nhau.
  • B. Phân biệt bằng ý nghĩa khác nhau.
  • C. Phân biệt bằng cách đọc khác nhau.
  • D. Phân biệt bằng nguồn gốc các chữ viết.

Câu 2: Trong tiếng Việt, yếu tốc đồng âm gốc Hán có đặc điểm gì?

  • A. Có ý nghĩa giống nhau.
  • B. Có cách viết khác nhau.
  • C. Hầu hết được viết giống nhau.
  • D. Đều có ý nghĩa đối lập nhau.

Câu 3: Ngoài các yếu tố Hán Việt đồng âm, còn yếu tố nào cũng gây nhầm lẫn?

  • A. Yếu tố Hán Việt gần âm.
  • B. Yếu tố Hán Việt khác âm.
  • C. Yếu tố Hán Việt đối lập về âm.
  • D. Yếu tố Hán Việt thiếu âm.

Câu 4: Đâu là cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn?

  • A. Dựa vào câu có chứ từ ngữ Hán Việt đồng âm để suy luận.
  • B. Tra cứu từ điển chữ Hán.
  • C. Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt gần âm để suy luận.
  • D. Tra cứu từ điển Hán Việt và dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận.

Câu 5: Từ Hán Việt “giang” có thể mang những nét nghĩa nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Sông lớn, cái cầu nhỏ.
  • B. Cán cờ, con suối nhỏ.
  • C. Sông lớn, mang vác, cái cầu nhỏ.
  • D. Khiêng, mang, vác.

Câu 6: Chữ “tân” trong từ nào mang nghĩa là khách?

  • A. Lễ tân.
  • B. Tân gia. 
  • C. Tân y.
  • D. Tân lang.

Câu 7: Từ Hán Việt “phi” trong phi công, phi đội có nghĩa là gì?

  • A. Chạy.
  • B. Không.
  • C. Vợ vua.
  • D. Bay.

Câu 8: Từ Hán Việt “tham” trong tham gia, tham dự, tham chiến có nghĩa là gì?

  • A. Muốn.
  • B. Có mặt.
  • C. Xuất hiện.
  • D. Mừng rỡ.

Câu 9: Chữ “gia” trong từ nào mang nghĩa là thêm vào?

  • A. Gia chủ.
  • B. Gia vị.
  • C. Gia giáo.
  • D. Sử gia.

Câu 10: Từ Hán Việt “thiên” có thể mang những nét nghĩa nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Trời, dịch chuyển, cao lớn,
  • B. Trời, đơn vị đo “nghìn”, nghiêng lệch, tự nhiên, dịch chuyển.
  • C. Nước, trên cao, tài giỏi hơn người.
  • D. Nghiêng lệch, dịch chuyển.

Câu 11: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Chúng ta đã phòng thủ rất chắc chắn để chống lại sự tấn công của kẻ thù.

  • A. Cố thủ.
  • B. Thủ khoa.
  • C. Thủ phủ.
  • D. Kiên thủ.

Câu 12: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm đồng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Những bậc hào kiệt đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của chúng ta trước kẻ thù xâm lược.

  • A. Kiệt xuất.
  • B. Cạn kiệt.
  • C. Kiệt lực.
  • D. Kiệt quệ.

Câu 13: Đâu không phải là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm cùng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Bác Hồ dành tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang.

  • A. Trung tâm.
  • B. Trung thành.
  • C. Trung nghĩa.
  • D. Trung thực.

Câu 14: Đâu là giải thích đúng cho từ tử trong tử hình sĩ tử?

  • A. Tử trong sĩ tử có nghĩa là chết, trong tử hình là để chỉ con người.
  • B. Tử trong sĩ tử có nghĩa là con người, trong tử hình có nghĩa là chết.
  • C. Tử trong sĩ tử có nghĩa là tuyệt vọng, trong tử hình có nghĩa là cứng nhắc, cố định.
  • D. Tử trong sĩ tử có nghĩa là vô cùng, trong tử hình có nghĩa là không linh động.

Câu 15: Từ Hán Việt nào trong câu văn sau bị sử dụng sai ý nghĩa?

Sau khi luyện tập quá sức, Lam cảm thấy chân đang lẫm liệt.

  • A. Từ lẫm liệt bị dùng sai, sửa thành liệt nữ.
  • B. Từ lẫm liệt bị dùng sai, sửa thành liệt sĩ.
  • C. Từ lẫm liệt bị dùng sai, sửa thành tê liệt.
  • D. Từ lẫm liệt bị dùng sai, sửa thành liệt kê.

Câu 16: Đâu là giải thích đúng cho từ Hán Việt trong câu văn sau:

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

  • A. Từ Hán Việt con sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển.
  • B. Từ Hán Việt mưa dầm là những cơn mưa nối tiếp gần như không biết bắt đầu khi nào và chừng nào mới tạnh hẳn.
  • C. Từ Hán Việt chiêm bao là giấc mơ, là thấy hình ảnh hiện ra trong khi ngủ; thấy trong mộng.
  • D. Từ Hán Việt giòn tan là dễ vỡ, dễ nứt gãy.

Câu 17: Đâu là từ chứa yếu tố Hán Việt gian có nghĩa là khó khăn, vất vả?

  • A. Không gian, thời gian, gian nhà.
  • B. Gian thương, gian xảo, gian thần.
  • C. Trung gian, gian nan, gian truân.
  • D. Gian nan, gian nguy, gian khổ.

Câu 18: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm và cũng đồng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Nhãn tự của một bài thơ là chữ hay nhất, khéo nhất, quan trọng nhất trong câu thơ, thể hiện tập trung cho quan niệm, tình cảm, vẻ đẹp của thơ.

  • A. Tự thuật.
  • B. Tương tự.
  • C. Tự hào.
  • D. Kí tự.

Câu 19: Từ Hán Việt mang sắc thái nghĩa như thế nào?

  • A. Giản dị, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
  • B. Trang trọng, tao nhã, mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát.
  • C. Hài hước, hóm hỉnh, tạo được tiếng cười.
  • D. Nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu tính triết lý.

Câu 20: Theo em, có nên thường xuyên sử dụng nhiều từ Hán Việt trong giao tiếp hay không?

  • A. Có vì sẽ tạo được sự trang trọng, tôn kính khi giao tiếp.
  • B. Có vì sẽ giúp gìn giữ sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ dân tộc.
  • C. Không vì sẽ khiến cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, có thể sẽ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
  • D. Không vì đó chỉ là ngôn ngữ vay mượn, không nên sử dụng nhiều.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác