Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt (2)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng Việt (2). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT DỄ NHẦM LẪN VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn. 

I. MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT DỄ NHẦM LẪN VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

1. Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

- Các yếu tố Hán Việt đồng âm. Ví dụ: kim 1: tiền vàng (kim ngạch, kim hoàn); kim 2: ngày nay (cổ kim).

- Các yếu tố Hán Việt gần âm. Ví dụ: tri thức, trí thức.

2. Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

- Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận.

- Tra cứu từ điển.

II. LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1

a. “sinh” trong “sinh thành” có nghĩa là “đẻ”; “sinh” trong sinh viên nghĩa là “học trò".

b. “bá” trong “bá chủ” nghĩa là “thủ lĩnh liên minh các chư hầu; làm lớn, xưng hùng"; “bá” trong cụm từ nhất hô bá ứng nghĩa là "trăm".

c. “bào” trong “đồng bào” nghĩa là “thuộc cùng huyết thống"; “bào” trong “chiến bào” nghĩa là “áo".

d. “bằng” trong “công bằng” nghĩa là “ngang, đều"; “bằng” trong “bằng hữu” nghĩa là “bạn".

2. Bài tập 2

a. Từ “kinh nghiệm” có yếu tố “kinh” (trải qua) đồng âm với “kinh” (gây kích động mạnh) trong từ “kinh ngạc”.

b. Từ “kì vọng” có yếu tố “kì” (trông mong) đồng âm với “kì” (lạ, khác với bình thường) trong từ “kì lạ”.

c. Từ “thích nghi” có yếu tố “nghi” (thích hợp) đồng âm với “nghi” (ngờ) trong từ “đa nghi”.

d. Từ “hội ngộ” có yếu tố “ngộ” (gặp) đồng âm với “ngộ” (tỉnh, hiểu ra) trong từ “tỉnh ngộ”.

3. Bài tập 3

Đặt câu với các từ tìm được ở bài tập 2.

- Kinh nghiệm: Cô ấy là một đầu bếp với nhiều năm kinh nghiệm

- Kì vọng: Thầy cô và nhà trường đặt rất nhiều kì vọng vào học sinh.

- Thích nghi: Du học sinh luôn phải học cách thích nghi với môi trường và nền văn hóa nước bạn.

- Hội ngộ: Khi chia tay, chúng tôi luôn mong sẽ có dịp hội ngộ.

4. Bài tập 4

- “Chính thể” có nghĩa là hình thức tổ chức của một nhà nước.

- “Chỉnh thể” có nghĩa là khối thống nhất gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời của một đối tượng.

Câu a dùng từ “chỉnh thể”, câu b dùng từ “chính thể” thì mới đúng.

5. Bài tập 5

- Cải biên: sửa đổi hoặc biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu mới, thường dùng để nói về việc xử lí tác phẩm nghệ thuật cũ.

- Cải biến: làm cho biến đổi thành khác trước một cách rõ rệt; có thể dùng để nói về nhiều loại đối tượng.

Hai từ trên có yếu tố chung là “cải” (đổi khác đi). Hai yếu tố riêng: “biên” (viết, soạn); “biến” (thay đổi, khác) quyết định sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ cải biên và cải biến.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Thực hành tiếng Việt (2), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng Việt (2), Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng Việt (2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác