Soạn Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt

Soạn văn bài 1: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Kết nối chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?

Câu 2: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió;khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thắm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.

- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước.

- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.

a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.

b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.

c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.

Câu 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:

a. sinh trong từ sinh thànhsinh trong từ sinh viên

b. bá trong từ bá chủ trong cụm từ nhất hô bá ứng

c. bào trong từ đồng bàobào trong từ chiến bào

d. bằng trong từ công bằngbằng trong từ bằng hữu

Câu 2: Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:

a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

c. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)

d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)

Câu 3: Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.

Câu 4: Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.

a. Mỗi tác phẩm văn học là một chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.

Câu 5: Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:

  1. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(Tục ngữ)

  1.  Nấu đậu phụ cho cha ăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống.

(Câu đối)

  1. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ nức lòng tôm, tép nhảy qua.

(Nguyễn Huy Lượng)

  1. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không?

(Ca dao)

  1. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm.

(Ca dao)

g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

  Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

(Ca dao)

  1. Con cá đối bỏ trong cối đá

Con mèo nằm trên cái mái kèo

Trách cha mẹ anh nghèo, anh nỡ phụ duyên em

(Ca dao)

k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp

Một trắm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua

Câu 2: Nêu một trường hợp trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Tác dụng khi sử dụng trường hợp đó.

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

  1.  

Khóc anh trong nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

  1.  

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì bà)

  1.  

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Câu 2: Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.

Câu 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:

“Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

- Biện pháp điệp vần: dương…hương. Có tác dụng nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà tuôn lệ.

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Giải chi tiết Ngữ văn 9 Kết nối tri thức mới, Giải Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác