Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt trang 54

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 7: Thực hành tiếng Việt trang 54 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các dòng sau, dòng nào có từ “Ngân hàng” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?

  • A. Ngân hàng máu; ngân hàng đề thi
  • B. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
  • C. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).

Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

  • A. Trời đất
  • B. Hoàng đế
  • C. Tế cáo
  • D. Niên hiệu

Câu 3: Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?

  • A. Tiếng Pháp
  • B. Tiếng La-tinh
  • C. Tiếng Anh
  • D. Tiếng Hán

Câu 4: Từ “Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau , từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Thuyền về có nhớ bến chăng?/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
  • B. Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng/Thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về
  • C. Thuyền nan một chiếc ở đời/Tắm mưa trải gió trong vời Hàn Giang
  • D. Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ /Những ngày xa cách nhau /Lòng thuyền đau rạn vỡ

Câu 5: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là

  • A. So sánh và nhân hóa
  • B. So sánh và hoán dụ
  • C. So sánh và ẩn dụ
  • D. Ẩn dụ và hoán dụ

Câu 6: Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên ?

  • A. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập .
  • B. Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau .
  • C. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
  • D. Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn.

Câu 7: Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ

  • A. Ba
  • B. Bốn
  • C. Hai
  • D. Một

Câu 8: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

 A. Buồn trông  

  • B. Chân mây
  • C. Nội cỏ
  • D. Rầu rầu

Câu 9: Cách phát triển từ vựng mà em biết là gì?

  • A. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
  • B. Mượn từ của tiếng nước ngoài
  • C. Tạo ra từ ngữ mới

Câu 10: Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?

  • A. Nghĩa gốc chỉ mùa xuân
  • B. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
  • C. Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

Câu 11: So sánh là gì?

  • A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 12: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 13: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  • A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
  • B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
  • C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
  • D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 14: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  • A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
  • B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  • C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  • D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 15: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

  • A. Đen
  • B. Bẩn
  • C. Sạch
  • D. Tối

Câu 16: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 17: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
  • C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
  • D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 18: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. 3 kiểu
  • B. 4 kiểu
  • C. 5 kiểu
  • D. 6 kiểu

Câu 19: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 20: Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

  • A. Hình dáng
  • B. Tính chất
  • C. Hoạt động
  • D. Trạng thái

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác