Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt trang (2)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Thực hành tiếng Việt trang (2). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG, BIỆN PHÁP TU TỪ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện qua những nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới, biết vận dụng để trau dồi vốn từ. 

Bài tập 1

+ ngân hàng (nghĩa gốc: tổ chức quản lí hoạt động, lưu thông tiền tệ) => nghĩa mới chỉ kho lưu trữ nói chung, ví dụ: ngân hàng đề, ngân hàng máu ...

+ cổng (nghĩa gốc: lối ra vào) => nghĩa mới:

-Thiết bị dùng để đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lí trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem, ... ) hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

- Cổng thông tin điện tử (portal) là trang thông tin tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất.

+ gạo cội (nghĩa gốc: gạo tốt, còn nguyên hạt sau khi xay giã) => nghĩa mới: rất giỏi, rất có tài nghệ, do đã có thâm niên trong nghề (thường dùng trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao), ví dụ: diễn viên gạo cội.

+ lăn tăn (nghĩa gốc: nhỏ, đều, nhiều, chen sát nhau) => nghĩa mới: trạng thái băn khoăn, chưa dứt khoát.

Bài tập 2

- Từ mới (trên cơ sở nghĩa gốc): điện thoại di động, cơn sốt đất, sở hữu trí tuệ, ...

- Từ mới (tiếp nhận tiếng nước ngoài): mít tinh, ga tàu, xà phòng, ...

Bài tập 3

- Xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm:

+ Trong từ điển, từ phơi phới có hai nghĩa: "ở trạng thái mở rộng, tung bay trước gió" và "vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ". Nghĩa trong văn bản: (mưa xuân) bay trong gió, biểu đạt sức sống của mùa xuân, đồng thời kín đáo diễn tả tâm trạng phấn chấn, vui tươi trong lòng người thiếu nữ.

+ Giăng tơ có nghĩa gốc là “hoạt động của con nhện làm cho sợi tơ căng thẳng ra theo mọi hướng tạo thành tổ để bắt mồi". Trong câu thơ, Nguyễn Bính dùng để chỉ trạng thái tình cảm yêu đương lan toả, giăng mắc khắp tâm hồn người thiếu nữ.

- Trong hai trường hợp trên, nghĩa thứ hai của từ đa nghĩa phơi phới được coi là nghĩa chuyển. Nghĩa của giăng tơ trong câu thơ mang màu sắc tu từ, gắn với sáng tạo riêng của nhà thơ trong trường hợp cụ thể, không mang tính chất ổn định của nghĩa từ vựng.

Bài tập 4

a. Biện pháp tu từ so sánh: biểu thị tâm hồn trong trắng, ngây thơ của cô gái.

b. Biện pháp tu từ nhân hoa: biểu thị cảm giác buồn tủi, lạnh lẽo của con người.

c. Biện pháp tu từ nhân hoá: Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay => gợi hình ảnh mưa xuân cuối mùa, thưa, nhẹ, cũng là tâm trạng e dè, ngại ngần của cô gái.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 7: Thực hành tiếng Việt trang (2), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Thực hành tiếng Việt trang (2), Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Thực hành tiếng Việt trang (2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác