Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là câu ghép?

  • A. Câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
  • B. Câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên.
  • C. Câu chỉ có vị ngữ.
  • D. Câu không có chủ ngữ.

Câu 2: Câu nào dưới đây là câu ghép?

  • A. Mặt trời mọc.
  • B. Bông hoa hồng rất đẹp.
  • C. Vì trời mưa nên em không đi chơi.
  • D. Em rất thích đọc sách.

Câu 3: Yếu tố nào sau đây là yếu tố miêu tả trong kể chuyện

  • A. Miêu tả ngoại hình.
  • B. Miêu tả cảnh vật.
  • C. Miêu tả tính cách.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trong ví dụ "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị", đây là loại câu gì?

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép đẳng lập.
  • C. Câu ghép chính phụ.
  • D. Câu hỏi.

Câu 5: Khi cần diễn đạt mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, nên chọn loại câu nào?

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép chính phụ.
  • C. Câu ghép đẳng lập.
  • D. Câu cảm than.

Câu 6: Dựa vào phần mở đầu văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, theo Sơ-lốc Hôm, kẻ chép trộm đề thi đã làm gì khi thầy Xôm trở về?

  • A. Trốn vào phòng ngủ của thầy Xôm.
  • B. Nhảy qua cửa sổ.
  • C. Giả vờ là sinh viên đến hỏi về kỳ thi.
  • D. Trốn dưới gầm bàn trong phòng làm việc.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép đẳng lập?

  • A. Vì trời mưa nên tôi không đi chơi được.
  • B. Anh vừa học vừa làm.
  • C. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm bạn.
  • D. Tuy học giỏi nhưng em ấy rất khiêm tốn.

Câu 8: Cặp từ hô ứng nào sau đây thường dùng trong câu ghép đẳng lập?

  • A. Vì ... nên.
  • B. Nếu ... thì.
  • C. Không những ... mà còn.
  • D. Tuy ... nhưng.

Câu 9: Yếu tố bất ngờ trong câu chuyện Bài hát đồng sáu xu là gì?

  • A. Con trai của người giúp việc trung thành nhất là thủ phạm giết người.
  • B. Khả năng suy luận tài tình của luật sư Ét-uốt trong khi phá án.
  • C. Bà giúp việc Ma-thơ che giấu thủ phạm.
  • D. Câu chuyện không có yếu tô nào gây bất ngờ.

Câu 10: Khi sang Mỹ học, ngoài việc học kiến thức, Phạm Xuân Ẩn còn có nhiệm vụ gì?

  • A. Tìm hiểu về quân sự Mỹ.
  • B. Tìm hiểu về kinh tế Mỹ.
  • C. Tìm hiểu về văn hóa Mỹ.
  • D. Tìm hiểu về chính trị Mỹ.

Câu 11: Từ “bóng dương tà” trong câu thơ “Bóng dương tà … rụng bóng tà dương” có nghĩa là gì?

  • A. Bóng mặt trời lúc sắp lặn.
  • B. Hình ảnh mặt trời lúc hoành hôn.
  • C. Hình ảnh mặt trời lúc bình minh.
  • D. Hình ảnh mặt trời lúc trời sắp đổ mưa.

Câu 12: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”

  • A. Ẩn dụ.                
  • B. Nói quá.             
  • C. Nói giảm, nói tránh.                          
  • D. Hoán dụ.

Câu 13: Khi viết về suy nghĩ của nhân vật, điều gì là quan trọng nhất?

  • A. Viết ra mọi suy nghĩ của nhân vật.
  • B. Chỉ viết suy nghĩ quan trọng và liên quan đến cốt truyện.
  • C. Bỏ qua mọi suy nghĩ của nhân vật.
  • D. Chỉ viết suy nghĩ của nhân vật chính.

Câu 14: Khi nêu cảm nghĩ về yếu tố nghệ thuật trong đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, điều quan trọng cần làm là gì?

  • A. Liệt kê tất cả các biện pháp tu từ.
  • B. So sánh với các bài thơ khác.
  • C. Nêu tác dụng của yếu tố nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung.
  • D. Chỉ trích những điểm yếu trong nghệ thuật của bài thơ.

Câu 15: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Nói quá.             
  • B. Ẩn dụ.                
  • C. Nói giảm, nói tránh.                          
  • D. Hoán dụ.

Câu 16: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  • B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  • C. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 17: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  • A. Ẩn dụ hình thức.
  • B. Ẩn dụ cách thức.
  • C. Ẩn dụ phẩm chất.
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 18: Điều gì đã góp phần quan trọng vào việc biểu đạt tình cảm của nhà thơ với ngôn ngữ dân tộc?

  • A. Chỉ sử dụng từ ngữ hiện đại.
  • B. Sử dụng nhiều từ ngữ nước ngoài.
  • C. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, thành ngữ, tục ngữ,...
  • D. Chỉ sử dụng ngôn ngữ học thuật.

Câu 19: Tại sao thông điệp của bài viết vẫn còn ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện nay?

  • A. Vì vũ khí hạt nhân đã được loại bỏ hoàn toàn.
  • B. Vì các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân đã được thực thi hiệu quả.
  • C. Vì số lượng vũ khí hạt nhân tiếp tục tăng và các xung đột chính trị, quân sự vẫn tồn tại.
  • D. Vì không còn quốc gia nào quan tâm đến vũ khí hạt nhân.

Câu 20: UNDP là viết tắt của tổ chức nào?

  • A. United Nations Development Programme.
  • B. Universal Network for Digital Progress.
  • C. United Nations Diplomatic Protocol.
  • D. Union of Nations for Democratic Processes.

Câu 21: UNICEF được đọc như thế nào?

  • A. u-ni-xép.
  • B. iu-ni-xép.
  • C. u-ni-cê-ép.
  • D. iu-ên-ai-xê-i-ép.

Câu 22: Để tăng tính thuyết phục cho bài viết, em cần sử dụng:

  • A. Ý kiến cá nhân không có cơ sở.
  • B. Bằng chứng và số liệu xác thực.
  • C. Lời đồn đại từ mạng xã hội.
  • D. Những câu chuyện hư cấu.

Câu 23: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?

  • A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.
  • B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.
  • C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.
  • D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.

Câu 24: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Chiếc xe đạp mà bố mua cho tôi từ năm ngoái vẫn chạy rất tốt.
  • B. Bài hát mà cả lớp đang tập luyện cho cuộc thi sắp tới khá khó.
  • C. Anh ấy đang tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà anh ấy đã học ở đại học.
  • D. Cây đa cổ thụ mà cả làng tôn kính đã hơn trăm tuổi.

Câu 25: Câu nào trong các câu dưới đây không phải là câu dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Cô ấy thích nghe những bài hát mà ca sĩ yêu thích của cô thường biểu diễn.
  • B. Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm gần đây.
  • C. Anh ấy mua chiếc điện thoại mà nhiều người đang săn đón trên thị trường.
  • D. Chiếc cặp mà em trai tôi đánh rơi ở trường đã được tìm thấy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác