Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong câu "Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng ả." Có sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh.  
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Nhân hóa. 
  • D. Hoán dụ.

Câu 2: Trong câu “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ” có mấy từ láy?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Điều nào sau đây là cần thiết khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, trong phần giới thiệu bài thơ?

  • A. Nêu nhan đề bài thơ.
  • B. Giới thiệu tác giả.
  • C. Nêu ấn tượng chung về bài thơ.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Trong truyện Ba chàng sinh viên, tác giả đã đánh lạc hướng suy luận của người đọc bằng cách nào?

  • A. Hướng sự nghi ngờ vào Mai Mắc Le-rờn và chàng trai người Ấn.
  • B. Tạo ra nhiều manh mối giả.
  • C. Giới thiệu một nhân vật mới vào cuối truyện.
  • D. Che giấu thông tin quan trọng về các nhân vật chính.

Câu 5: Dựa vào văn bản Ba chàng sinh viên, điều nào sau đây không phải là biểu hiện của áp lực thời gian trong cuộc điều tra?

  • A. Cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày hôm sau.
  • B. Ông giám học cần đưa ra quyết định dứt khoát vào tối hôm đó.
  • C. Sơ-lốc Hôm hứa sẽ quay lại vào sáng hôm sau với thông tin mới
  • D. Cuộc điều tra kéo dài suốt một tuần.

Câu 6: Câu ghép thường được sử dụng khi nào?

  • A. Khi cần diễn đạt ý đơn giản.
  • B. Khi cần biểu đạt quan hệ logic giữa các sự việc.
  • C. Khi cần câu ngắn gọn.
  • D. Khi viết cho trẻ em.

Câu 7: Câu đơn và câu ghép có sự khác biệt chủ yếu về:

  • A. Độ dài.
  • B. Cấu trúc và cách biểu đạt nghĩa.
  • C. Số lượng từ ngữ.
  • D. Chủ đề.

Câu 8: Câu ghép là gì?

  • A. Câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
  • B. Câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên.
  • C. Câu chỉ có vị ngữ.
  • D. Câu không có chủ ngữ.

Câu 9: Trong câu "Ông ấy càng nói, chúng tôi càng thấy có nhiều vấn đề thực sự mới mẻ", cặp từ "càng ... càng" thể hiện quan hệ gì?

  • A. Quan hệ thời gian.
  • B. Quan hệ tương phản.
  • C. Quan hệ tăng cấp.
  • D. Quan hệ bổ sung.

Câu 10: Tại sao cần chỉ ra tác dụng của thể thơ tám chữ khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ?

  • A. Để so sánh với các thể thơ khác.
  • B. Để người đọc thấy được tác dụng của thể thơ trong việc tại nên nét độc đáo của bài thơ.
  • C. Để chứng minh sự ưu việt của thể thơ này.
  • D. Để phê bình những hạn chế của bài thơ.

Câu 11: Tiếng Việt được thể hiện gần gũi với cuộc sống người Việt qua những âm thanh nào?

  • A. Tiếng hò kéo gỗ và tiếng gọi đò.
  • B. Tiếng sấm và tiếng mưa rơi.
  • C. Tiếng xe cộ và tiếng ồn đô thị.
  • D. Tiếng nhạc và tiếng hát karaoke.

Câu 12: Bài thơ Tiếng Việt thể hiện tình cảm gì của tác giả?

  • A. Tình yêu thiết tha với tiếng nói dân tộc.
  • B. Sự chán ghét đối với ngôn ngữ nước ngoài.
  • C. Mong muốn cải cách tiếng Việt.
  • D. Nỗi buồn về sự mai một của tiếng Việt.

Câu 13: Khi miêu tả cấu trúc của di tích lịch sử, em cần tập trung vào điều gì?

  • A. Chỉ kích thước tổng thể.
  • B. Chỉ vật liệu xây dựng.
  • C. Đặc điểm kiến trúc, bố cục và ý nghĩa của chúng.
  • D. Chỉ so sánh với các công trình khác.

Câu 14: Khi kết thúc bài thuyết minh, em nên làm gì?

  • A. Kết thúc đột ngột.
  • B. Tóm tắt lại những điểm chính và nhấn mạnh giá trị của đối tượng.
  • C. Đưa ra ý kiến cá nhân về cách cải thiện đối tượng.
  • D. Để ngỏ, không cần kết luận.

Câu 15: Mục đích của việc nêu ý kiến trái chiều là:

  • A. Làm cho bài viết dài hơn.
  • B. Thể hiện sự công bằng và toàn diện trong phân tích.
  • C. Gây nhầm lẫn cho người đọc.
  • D. Tránh đưa ra quan điểm cá nhân.

Câu 16: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng cô gái khi không thấy người yêu đến hội “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh/Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”?

  • A. So sánh.             
  • B. Nhân hóa.           
  • C. Ẩn dụ.                
  • D. Hoán dụ.

Câu 17: Tác giả bài thơ "Vội vàng" muốn truyền tải thông điệm gì?

  • A. Tác giả khuyên mọi người sống an nhàn, hưởng thụ.
  • B. Tác giả đề cao giá trị của thời gian, tuổi trẻ và cuộc sống, trân trọng từng khoảng khắc hiện tại.
  • C. Tác giả khuyên mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên.
  • D.  Tác giả mong mọi người sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Câu 18: Trong câu "Đà Lạt - thành phố ngàn hoa với khí hậu mát mẻ quanh năm - là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước", phần nào là thành phần biệt lập?

  • A. Đà Lạt.
  • B. Thành phố ngàn hoa với khí hậu mát mẻ quanh năm.
  • C. Là điểm đến yêu thích.
  • D. Của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Câu 19: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?

  • A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.
  • B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.
  • C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
  • D. Thay đổi thì của động từ.

Câu 20: Lời kêu gọi của Phan Bội Châu trong bài thơ có ý nghĩa gì đối với thế hệ trẻ ngày nay?

  • A. Không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
  • B. Vẫn có ý nghĩa thúc giục, động viên người trẻ tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước.
  • C. Chỉ có giá trị lịch sử, không còn ý nghĩa thực tiễn.
  • D. Khuyến khích người trẻ tập trung vào phát triển cá nhân.

Câu 21: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "xạc xào gió thổi"?

  • A. So sánh.               
  • B. Nhân hóa.             
  • C. Ẩn dụ.                  
  • D. Đảo ngữ.

Câu 22: Khi miêu tả không gian trong câu chuyện, điều gì là quan trọng nhất?

  • A. Miêu tả chi tiết mọi vật trong không gian.
  • B. Chỉ miêu tả những yếu tố quan trọng và có ý nghĩa với câu chuyện.
  • C. Bỏ qua việc miêu tả không gian.
  • D. Chỉ miêu tả không gian ở đầu câu chuyện.

Câu 23: Khi kết thúc câu chuyện trong bài viết truyện kể sáng tạo, điều gì là quan trọng nhất?

  • A. Kết thúc một cách đột ngột.
  • B. Để câu chuyện mở.
  • C. Giải quyết các vấn đề chính trong câu chuyện.
  • D. Giới thiệu nhân vật mới.

Câu 24: Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỷ X.
  • B. Đầu thế kỷ XI.
  • C. Đầu thế kỷ XII – XIII đến thế kỉ XV.
  • D. Đầu thế kỷ XIV.

Câu 25: Điều gì khiến nền văn học Việt Nam được coi là "non trẻ" so với một số nền văn học khác?

  • A. Văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỷ X sau Công nguyên
  • B. Văn học Việt Nam không có truyền thống văn học dân gian
  • C. Văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành độc lập từ các triều đại Trung Hoa.
  • D. Văn học Việt Nam chưa có tác phẩm nào được công nhận trên trường quốc tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác