5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 66

5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 66. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 1. KIM KIỀU GẶP GỠ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH 1: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

CH 2: Những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảm xúc tâm trạng của các nhân vật.

CH 3: Bức tranh thiên nhiên.

CH 4: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH 1: Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

CH 2: Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?

CH 3: Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

CH 4: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?

b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.

d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.

CH 5: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.

CH 6: Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH 1: "Chuyện tình Lan và Điệp" là câu chuyện tình lãng mạn nhưng đầy bi kịch được trích từ tiểu thuyết "Tắt lửa lòng" của Nguyễn Công Hoan. Lan và Điệp phải chia xa vì mưu kế của quan Phủ, khiến Lan đau khổ đến mức cắt tóc đi tu. Khi Điệp tìm được Lan thì nàng đã qua đời, để lại cho anh nỗi tiếc nuối khôn nguôi. Câu chuyện được chuyển thể thành nhiều hình thức nghệ thuật và thu hút sự chú ý của công chúng bởi tình yêu đẹp nhưng đầy trắc trở của Lan và Điệp.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

Kim Trọng là một thanh niên tài ba, tuấn tú, xuất thân từ gia đình quyền quý. Nổi tiếng với trí thông minh, Kim Trọng được ví như "bậc tài danh" trong thiên hạ. Vẻ đẹp ngoại hình của anh được miêu tả là "tót vời", "hào hoa" và "phong nhã".

CH 2: Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật là : e lệ, tình trong như đã mặt ngoài con e.

CH 3: 

  • Bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm bởi ánh chiều tà, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn nhưng cũng chứa chan tiếc nuối

  • Bức tranh thiên nhiên như đang soi chiếu tâm trạng của hai người lúc này: buồn bã, tiếc nuối vì thời gian trôi nhanh.

  • Bức tranh không chỉ tả cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối khi thời giai trôi nhanh, khiến tình cảm đôi trai gái mới gặp đã phải chia xa.

CH 4: Người kể chuyện như hóa thân vào 2 nhân vật để cho người đọc thấy được nỗi lòng của mỗi người. 

TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH 1: Đoạn trích có 3 nhân vật: Kim Trọng, Thúy Kiều và Thúy Vân. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Thúy Kiều và Kim Trọng.

Đoạn thơ kể lại sự việc Thúy Kiều và Kim Trọng vô tình gặp gỡ và nảy sinh tình yêu trong tết Thanh Minh.

CH 2: 12 dòng thơ đầu đã cho thấy hình ảnh một chàng Kim Trọng qua lời kể của người kể truyện; đã khắc họa được nhân vật Kim Trọng thư sinh, phong lưu, nho nhã.

CH 3:

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều.

  •  Hai người đã yêu nhau, trái tim đã có tiếng nói chung. 
  • Nhưng vẫn còn e dè, ngại ngùng.
  • Khoảnh khắc chia ly của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. 

CH 4: 

  1. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên: khung cảnh vô cùng lãng mạn, đồng thời thể hiện cảm xúc cảm xúc, tình cảm những sự vật là tình yêu giữa giai nhân và tài tử.
  2.  Lời người kể chuyện là “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?” 

Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép.

  1. Điều đó thể hiện cảm xúc hy vọng nhưng cũng ngờ vực, rằng liệu tình cảm này liệu có thành đôi hay là thôi.
  2.  Nhân vật Thúy Kiều là người rất tình nghĩa, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận. Nó thể hiện rằng này được sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, có học thức.

CH 5: 

  • Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ và xây dựng nhân vật một cách tài tình, sáng tạo trong đoạn trích "Kim Kiều gặp gỡ". 
  • Về xây dựng nhân vật, tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; thể hiện nội tâm nhân vật qua hành động, lời nói, cử chỉ. 

CH 6: 

- Chủ đề: Cảm xúc, tình cảm của tình yêu đôi lứa.

- Tư tưởng tình cảm: Sự tự do trong tình yêu đôi lứa, không bị gò bó trong khuôn phép phong kiến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

"Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha."

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Dòng nước dưới cầu "trong veo" chảy hiền hòa, êm đềm. 
  • Bức tranh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. 
  • Bức tranh thiên nhiên như đang soi chiếu tâm trạng của hai người.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 kết nối, soạn Văn 9 tập 1 kết nối trang 66, soạn Văn 9 tập 1 KNTT trang 66

Bình luận

Giải bài tập những môn khác