5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 46

5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 46. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

VĂN BẢN 2. TIẾNG ĐÀN MƯA (BÍCH KHÊ)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

CH 1: Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em cảm động.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Những sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa.

CH 2: Những nơi mưa rơi xuống

CH 3: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.

CH 4: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

CH 2. Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

CH 3: Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

CH 4: Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

CH 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.

CH 6: Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

CH 1: Một trong những bản nhạc đã từng khiến tôi cảm động mạnh mẽ là bài hát Hopefully Sky của Jeong Eun Ji. Bản nhạc này có một giai điệu đẹp đến mê hoặc, với âm thanh guitar dịu dàng và sâu lắng. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1:Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa là: hoa xuân, bóng dương,nước non.

CH 2: Các nơi mưa rơi xuống: thềm lan, ngoài nội, trên ngàn, xuống lầu, ngoài nẻo dặm ngàn, ý khách, đầm mưa, nẻo đồi.

CH 3: Tác giả sử dụng các biệp pháp tu từ như điệp từ, đảo ngữ, hoán dụ đã miêu tả một khung cảnh buồn bã khi nhớ về quê hương.

CH 4: Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.  

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH 1: Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

CH 2. Bố cục bài thơ gồm 4 phần.

  •  Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

  •  Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

  •  Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

  •  Khổ 4: Tâm trạng nhân vật trữ tình

CH 3: Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

Tác dụng: Hình ảnh cơn mưa thể hiện được tâm trạng đau buồn, nỗi cô đơn nhớ nhà của một người con xa xứ. 

CH 4: Những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng phụ họa trong mưa chính là đều song hành, cùng rơi với những giọt mưa.

CH 5: Nước non như một sợi dây liên kết khổ đầu và khổ cuối bài thơ, tạo cho bài thơ một mạch dài miên man cảm xúc mà không bị cắt khúc thể hiện sự không gian rộng lớn nhưng cô đơn.

CH 6: Em ấn tượng nhất với hình ảnh 

“Bóng dương tà rụng bóng tà dương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

Em thấy được khung cảnh hoàng hôn buồn bã, giao thoa giữa sáng tối càng khiến tâm trạng tác giả trở nên buồn bã, cô đơn

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Dàn bài gọi ý.

  • Con người lại trở nên cô đơn, bé nhỏ trong chính không gian ấy.

  • Nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân da diết cùng nỗi buồn cô đơn, lạc lõng giữa chốn tha hương.

  • Nước mắt tuôn rơi như mưa, thể hiện sự xúc động tột cùng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 kết nối, soạn Văn 9 tập 1 kết nối trang 46, soạn Văn 9 tập 1 KNTT trang 46

Bình luận

Giải bài tập những môn khác