5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 85

5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 85. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

THỰC HÀNH ĐỌC : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHÚ Ý VẤN ĐỀ

CH 1: Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích.

CH 2: Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật.

CH 3: Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả.

CH 4: Một số đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHÚ Ý VẤN ĐỀ

CH 1:

  • Nằm ở phần thứ hai của Truyện Kiều. 

  • Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Bố cục.

6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió.

CH 2: 

1. Lời người kể chuyện:

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" được kể theo ngôi thứ nhất, bộc bạch tâm trạng của Thúy Kiều rõ ràng.

2. Diễn biến tâm trạng:

Tâm trạng của Kiều trong đoạn trích là nỗi cô đơn bao trùm. 

3. Đặc điểm tính cách:

Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", ta có thể nhận thấy những đặc điểm tính cách nổi bật của Kiều:Nhạy cảm, tinh tế, hiếu thảo, thủy chung.

CH 3: 

Chủ đề:Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" tập trung thể hiện chủ đề về tâm trạng buồn tủi, cô đơn và nỗi nhớ quê hương của Thúy Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. 

  1. Tư tưởng:

  • Thấu hiểu và cảm thông cho những số phận bất hạnh trong xã hội, đ

  • Ông lên án xã hội phong kiến bất công

  1. Tình cảm: Xót thương cho Thúy Kiều cũng như căm phẫn chế độ phong kiến.

  2. Biện pháp nghệ thuật:

  • Điệp ngữ: "buồn", "nhớ" được lặp lại nhiều lần trong đoạn trích, nhấn mạnh nỗi buồn, tủi nhục và nỗi nhớ quê hương của Kiều.

  • Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi tạo nên bức tranh tâm trạng đầy ấn tượng về Kiều.

CH 4: 

1. Ngôn ngữ thơ trau chuốt, giàu sức gợi:

  • Sử dụng nhiều từ ngữ có giá trị biểu cảm

  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: tăng sức gợi cảm cho ngôn ngữ thơ, làm cho bài thơ thêm phong phú, sinh động.

2. Cấu trúc thơ linh hoạt:

  • Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát

  • Cách ngắt nhịp thơ linh hoạt, thể hiện sự biến hóa trong tâm trạng của Kiều.

  • Cách sử dụng điệp ngữ linh hoạt tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc

3. Tả cảnh ngụ tình:

Tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích: cảnh rộng lớn nhưng mang một màu sắc buồn, thể hiện tâm trạng của Kiều.

Kiều nhìn cảnh vật và sinh ra liên tưởng, hoài niệm: Kiều nhớ về quê hương, Nỗi buồn, tủi nhục và nỗi nhớ quê hương của Kiều càng da diết hơn để rồi lại tự xót thương cho chính mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 kết nối, soạn Văn 9 tập 1 kết nối trang 85, soạn Văn 9 tập 1 KNTT trang 85

Bình luận

Giải bài tập những môn khác