5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 59

5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 59. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH 1: Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? 

CH 2: Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

CH 3: Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm đó có điểm gì giống với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

CH 4: Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH 1: Điểm chung của hai nhân vật này đó là đều mang nỗi buồn da diết và phải chịu đựng nỗi cô đơn đầy bi thương.Với người chinh phụ, đó là nỗi buồn, nỗi nhung nhớ khi chồng ở bên ngoài chiến trường.Còn với người khách tha hương, nỗi cô đơn chính là khi nhớ nhà, nhớ quê. 

CH 2: Thể thơ song thất lục bát có câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng nên khiến cả bài thơ trở nên giàu nhạc tính, nhạc điệu và thể hiện được nỗi xúc cảm, khát vọng riêng tư của con người.

CH 3: Bài thơ “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng là một bài thơ tiêu biểu có nội dung đề cập đến số phận của người phụ nữ.

Bài thơ giống với “Chinh phụ ngâm” ở một điểm, chính là đều là tiếng nói người phụ nữ được cất lên để than cho số phận bạc nhược của mình cùng nỗi cô đơn.

CH 4:

Tác phẩm “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” ( trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều

  • Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là nơi cung cấm xa hoa. 

  • Lời than trách ấy là một lời trách móc, vạch trần trái tim lạnh lẽo của bậc quân vương. Giọng thơ như trách cứ, đay nghiến, rằng : chỉ bên nhau khi mình còn xuân sắc, đến khi hoa tàn thì lại bỏ rơi nàng. 

  • Cảnh vật thê lương đến nỗi, ngấn phượng liễn – thứ vua dùng để đến với cung nữ cũng đã mọc rêu. Đã rất lâu rồi, cung này chẳng còn hơi ấm tình thương nữa; mà thay vào đó là sự tịnh mịnh, cô đơn hiu hắt ôm lấy tấm lưng gầy của người phụ nữ mỏng manh..

  • Lời than khóc, là lời trách cứ nhưng cũng là lời tố cáo mạnh mẽ dưới chế độ đa thê nhẫn tân vùi dập đi biết bao ước mơ của hàng nghìn người phụ nữ thời phong kiến. 

  • Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữa đương thời, đặc biệt dưới chệ độ cung nữ

  • Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 kết nối, soạn Văn 9 tập 1 kết nối trang 59, soạn Văn 9 tập 1 KNTT trang 59

Bình luận

Giải bài tập những môn khác