Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối bài Củng cố bài 2

Giải dễ hiểu bài Củng cố bài 2. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

 

Câu hỏi: Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? 

Soạn nhanh:

Họ đều mang nỗi buồn da diết và phải chịu đựng nỗi cô đơn đầy bi thương.

- Với người chinh phụ, đó là nỗi buồn, nỗi nhung nhớ khi chồng ở bên ngoài chiến trường. Đó là nỗi cô đơn, lẻ loi trong căn phòng trống vắng, chỉ biết làm bạn với hoa đèn, gặm nhấm nỗi bi ai.

- Với người khách tha hương, nỗi cô đơn chính là khi nhớ nhà, nhớ quê. Cơn mưa rơi như những phím vĩ cầm, hay đó là bản nhạc được cất lên trong lòng tác giả đề gợi lại nơi xưa, chốn cũ 

Câu 2: Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Soạn nhanh:

Thể thơ song thất lục bát có câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng 

Câu 3: Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm đó có điểm gì giống với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

Soạn nhanh:

- Bài thơ “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng là một bài thơ tiêu biểu có nội dung đề cập đến số phận của người phụ nữ.

- Bài thơ giống với “Chinh phụ ngâm: đều là tiếng nói người phụ nữ được cất lên để than cho số phận bạc nhược của mình cùng nỗi cô đơn cao thấu tận trời xanh. => Với “Chinh phụ ngâm”, đó là nỗi cô đơn khi chồng đi chinh chiến; còn ‘Cung oán ngâm khúc’ là nỗi cô đơn tuyệt vọng của người cung nữ đã bị giam cầm bởi tường thành quá lâu. 

Câu 4: Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích

Soạn nhanh:

Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” (trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều

Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. Đến khi trưởng thành , ông từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa, nhớ đó mà ông thấy được thói ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng sự hà khắc của chính sách, chế độ cung nữ. Và “ Cung án ngâm” ra đời, là sự kết hợp giữa những gì tác giả mắt thấy tai nghe với tấm lòng nhân đạo bao la, vĩ đại, bởi vậy, dòng tâm trạng trong bài trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Đồng thời, bài thơ cũng là lời lên án, tố cáo xã hội tàn nhẫn; tiền quyền lên ngôi đã đẩy người phụ nữ vào trong hoàn cảnh bi ai khốn cùng.

Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là nơi cung cấm xa hoa. Nhắc đến cung điện, ta nghĩ đến những nơi sơn son thếp vàng; những ánh đèn sáng rực rỡ. Thế nhưng trong cái khung cảnh phồn hoa náo nhiệt ấy, ta lại thấy ở đó có một bóng người lẻ loi cô độc đến vô cùng. Đã vò võ một mình, cô đơn một mình là thế; không gian lại còn là đêm khuya khiến cho tâm trạng con người rơi xuống dưới đáy. Đêm là khi con người nghỉ ngơi, gia đình quây quần; thế nhưng cung nữ kia lại phải đối mặt với chính mình trong những gian tường lạnh lẽo. Trong đếm tối, nàng vẫn chờ. Nàng chờ đến một ngày nàng được hưởng thú vui quây quần, được thương yêu. Dù biết là mong manh, nghĩ đến đây thật chua xót mà không khỏi bật ra làn oán thán

“ Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”

Lời than trách ấy là một lời trách móc, vạch trần trái tim lạnh lẽo của bậc quân vương. Giọng thơ như trách cứ, đay nghiến, rằng : chỉ bên nhau khi mình còn xuân sắc, đến khi hoa tàn thì lại bỏ rơi nàng. Câu thơ như nhấn mạnh sự đối lập nơi cung cấm mà người ta nghĩ đến, càng cảm nhận được tâm trạng lạnh lẽo, cô đơn của nàng.

Lầu đãi nguyệt  đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đông,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi

Chiều ủ dột giấc mai khuya sơm.

Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. Bên cạnh lớp từ Hán Việt là hệ thống ngôn ngữ nôm , giàu giá trị biểu cảm , khắc họa chân thực tình cảnh người cung nữ đang phải trải qua: xa hoa quyền quý đã không còn là niềm vui sống mà cô mong đợi. Cuộc sống xa hoa hoàn toàn đối lập với cuộc sống lạnh lẽo trong tình cảnh vô vọng về hạnh phúc lứa đôi: mới thấy giàu sang để làm gì nếu như không có tình yêu và hạnh phúc. Lúc đó, nàng chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên, sống trong sự mỏi mòn chờ đợi một ngày nào đó nhà vua sẽ ghé thăm. Nàng nhớ về , tiếc nuối cho một quá khứ tươi đẹp sum vầy đầm ấm mà ở đó , cung nữ được yêu chiều sủng ái. Khoảnh khắc ngắn ngủ của quá khứ tươi đẹp lóe lên rồi tắt dần đi lập tức bị đẩy lùi bởi bóng tối ở hiện tại, thực tế: cuộc sống cô quạnh, hoàn toàn bị bỏ quên, không còn người lai vãn. Những hình ảnh ước lệ đan cài hình ảnh thực: “ gối loan bẻ nửa”, “dải đồng xé đôi”. Những tín vật vợ chồng, về sự sum vầy giờ chỉ còn một nửa khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi xót xa.

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Phụ nữ giống như cánh bướm mềm, tâm hồn người cung nữ hiện tại như cánh bướm vẩn vơ trong đêm khuya lạnh ngắt như tờ. Cảnh vật thê lương đến nỗi, ngấn phượng liễn – thứ vua dùng để đến với cung nữ cũng đã mọc rêu; những dấu vết xe dê giờ cũng chỉ là tàn tích mặc cho cỏ rêu hoành hành. Đã rất lâu rồi, cung này chẳng còn hơi ấm tình thương nữa; mà thay vào đó là sự tịnh mịnh, cô đơn hiu hắt ôm lấy tấm lưng gầy của người phụ nữ mỏng manh.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh, lắng nghe tiếng chuông rền.

Tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Đôi mắt nàng luôn hướng về phía Lầu Tần – nơi nhà vua đang ở để trông ngóng một điều gì đó thật xa vời. Chăn gối với nàng đây giờ cũng lạnh lẽo vô ngàn. Những câu thơ như cứa vào lòng người đọc tựa như vết dao găm cô độc. Bóng hình cô độc, nỗi khao khát ấy thể hiện mỗi ngày. Ban ngày mong tin, ban đêm nghe tiếng chuông để chờ đợi, chờ đợi một phép màu diệu kỳ. Và nàng chờ như thế, rất nhiều năm rồi. 

Lạnh lùng thay giấc cô miên

Mùi hương tịch mịch , bong đèn thâm u

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa !

Giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy! Nén hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, tịch mịch đáng sợ. Bóng đèn thắp lên cốt để ánh sáng xua đỡ bóng đêm nhưng chí gây cho nàng cảm giác âm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải được tạo ra bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ. Nàng tìm những thú vui đời thường, nhưng tâm trạng chán chường không khiến nàng khá hơn. Nỗi buồn dai dẳng, nối tiếp nhau từ khổ này qua khổ khác tạo nên một khoảng buồn miên man da diết. Nỗi buồn cô đơn ấy khiến nàng chỉ biết than với trắng, với nguyệt. Một mình hiện lên với bóng dáng cô đơn, càng khiến người đọc cảm nhận được sự tù túng, nỗi buồn hiện lên trong mắt nàng cung nữ.

Buồn mọi nỗi lòng đã khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.

Hoa và bướm thường là cặp ẩn dụ để chỉ tình nhân khăng khít, luôn luôn có nhau. Mỉa mai làm sao khi giờ đây, bướm chẳng còn bay quanh hoa nữa. Hoa là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ. Vốn là một bông hoa thắm hương đậm sắc, nhưng sự lạnh lùng của vua đã khiến bông hoa chẳng còn xinh đẹp dịu dàng nữa. giờ đây, nó gầy yếu, xơ xác. Nỗi đau tinh thần cứ quẩn quanh, khiến nàng phát chán. Trăm chiều rồi, cứ bước ra bước vào ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Từ khắc khoải như nỗi niềm của nàng, khi sự mệt mỏi vì trông ngóng đã lên cao độ.Thật tội nghiệp cho một cánh hoa, tàn phai trước sự lạnh lùng của bậc quân vương.

Cái buồn này ai dễ giết nhau.

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời thốt lên rằng “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?” Đây là lời than khóc, là lời trách cứ nhưng cũng là lời tố cáo mạnh mẽ dưới chế độ đa thê nhẫn tân vùi dập đi biết bao ước mơ của hàng nghìn người phụ nữ thời phong kiến. Không giết người phụ nữ bằng binh đao, chế độ phong kiến hà khắc đã gặm nhấm con người từng chút một. Người cung nữ chỉ còn biết than khóc, về cái sự độc của nỗi u sầu do cô đơn gây nên. 

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữa đương thời, đặc biệt dưới chệ độ cung nữ. Đó là những số phận bị bỏ quên , bị khóa kín tuổi xuân trong cung cấm ngột ngạt, tù túng. Họ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng càng khao khát càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tiếng nói than thân, trách móc của người cung nữ đã trở thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội với sự xuống cấp trầm trọng của những giá trị đạo đức , với chế độ cung nữ hà khắc…
Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác