Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối bài Củng cố bài 1

Giải dễ hiểu bài Củng cố bài 1. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THẾ GIỚI KỲ ẢO

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

 

Câu hỏi: 

Câu 1: Kẻ vào vở bảng hệ thống hoá kiến thức về hai văn bản đọc (Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi) gồm các mục: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.

Soạn chi tiết:

 

Chuyện người con gái Nam Xương

Dế chọi

Cốt truyện

- Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. - Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ.

- Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. 

- Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. 

- Cùng làng có người tên là Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. 

- Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

- Thành Danh – một chức dịch hiền lành  không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi.

- Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. 

- Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, tự đi tìm dế nhưng tìm mãi không được, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn.

- Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết, sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. 

- Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý

Nhân vật

- Nhân vật chính: Vũ Nương

- Nhân vật phụ: Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang

- Nhân vật chính: Thành

- Nhân vật phụ: Vợ con Thành, bà đồng, vua

Không gianNam XươngThiểm Tây, Trung Quốc
Thời gianThời nhà Trần đến thời nhà HồĐời Tuyên Đức nhà Minh 
Yếu tố kỳ ảo

- Vũ Nương nhảy xuống sông và được Linh Phi dưới thủy cung cứu sống.

- Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở động rùa.

- Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa mờ mờ ảo ảo gặp lại Trương Sinh.

- Bà thầy bói chỉ cho chỗ có con dế.

- Con trai Thành chết sống dậy nhập vào con dế.

Chủ đềSố phận người phụ nữ ở chế độ phong kiếnSố phận người dân hiền lành nhưng bị chèn ép dưới chế độ phong kiến

Câu 2: Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1.

Soạn nhanh:

- Yếu tố kỳ ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. 

- Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. 

- Mặt khác nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn.

Câu 3: Qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.

Soạn nhanh:

- Câu chuyện xoay quanh 1 cốt truyện nhất định.

- Dùng yếu tố hoang đường, kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống hiện thực.

Câu 4: Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.

Soạn nhanh:

1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

- Nội dung

+ Kể về Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân.

+ Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. 

+ Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

- Nhân vật chính là Ngô Tử Văn

- Không gian: Tại dân gian

- Thời gian: không rõ

- Đặc điểm yếu tố kỳ ảo: Truyện kể chuyện thần linh: 

+ Các vị thần: Thổ công, đức Thánh Tản Viên. Ma quỷ: Diêm Vương, hồn ma tướng giặc,…

 + Đốt đền xong, Tử Văn phát bệnh; quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi. 

+ Viên Bách hộ họ Thôi bị đày xuống Cửu U 

+ Tử Văn về đến nhà mới biết mình đã chết được hai ngày 

+ Tử Văn sống lại, rồi không bệnh mà mất, thành phán sự đền Tản Viên 

+ Tử Văn cưỡi gió biến mất,…

- Nhận xét: Là câu chuyện kể về sức mạnh chính nghĩa sẽ thắng được cái ác. Đồng thời cũng là sự phê phán đối với bộ phận quan lại tham lam, vơ vét của cải, ỷ mạnh hiếp yếu.

2. Từ Thức gặp tiên (Nguyễn Dữ): 

- Nội dung: 

+ Từ Thức, một thanh niên tuấn tú, du ngoạn núi rừng gặp tiên nữ Giáng Hương. Say mê nhan sắc,chàng cứu nàng khỏi việc bị người trông hoa giam giữ.

+ Sau đó, Từ Thức tìm được cõi tiên. Không ngờ rằng cô gái mà mình cứu lúc trước chính là tiên nữ nơi này. 

+ Nàng và Từ Thức về cõi tiên sống hạnh phúc một năm. Nhớ quê, Từ Thức được Giáng Hương tặng nón và dặn dò. Trở về, quê hương đổi thay, không ai nhận ra. Từ Thức lên núi tìm cõi tiên nhưng không được, hóa đá vì già lão.

- Nhân vật: Từ Thức

- Không gian: Động tiên

- Thời gian: vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398)

- Đặc điểm yếu tố kỳ ảo: Các tiên nữ, không gian động tiên huyền ảo

- Nhận xét: 

+ Ngợi ca tình yêu giữa trần và tiên, vẽ lên một cõi mơ mộng cổ tích, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng của dân gian 

+ Khắc họa rõ nét khát vọng của nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về cõi tiên, mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

+ Không chỉ vậy, câu chuyện còn vẽ nên bức tranh phong cảnh hữu tình nên thơ của quê hương đất nước, tấm lòng son sắc với quê hương của Từ Thức, thể hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân

3. Người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Nguyễn Dữ)

- Nội dung:

+ Nhị Khanh và Trọng Quỳ là đôi vợ chồng trẻ. Trọng Quỳ tính tình ăn chơi lêu lổng, đi lính với cha ba năm đến khi cha mất cũng tự nhiên chẳng còn tài sản gì. 

+ Đến khi trở về đoàn tụ vợ con, cũng vì thói ăn chơi bạc tình mà bán Nhị Khanh đi. Nhị Khanh một lòng chung thủy chờ chồng ngoài chiến trường, nay chồng về đem cược bản thân mình khiến cho nàng đau xót không thôi, quyết định tự vẫn. 

+ Thượng đế thương nàng oan ức, giao cho nàng canh giữ văn sớ tấu đối cho một ngôi đền. Trọng Quỳ gặp lại vợ, nhưng giờ cũng chẳng thể bên nhau được nữa. Sau cùng, Trọng Quỳ không lấy thêm ai, dạy dỗ 2 con nên người.

- Nhân vật: Nhị Khanh, Trọng Quỳ

- Thời gian: Không rõ

- Đặc điểm yếu tố kỳ ảo : Sau khi chết, Nhị Khanh được giao cai quản đền

- Nhận xét: Là tiếng khóc ai oán cho số phận người phụ nữ bất hạnh, bị chồng bán nợ nhưng cũng đồng thời nổi bật lên nét đẹp người phụ nữ Việt Nam chung thủy, son sắt.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác