Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối Phiếu học tập 2

Giải dễ hiểu Phiếu học tập 2. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHIẾU HỌC TẬP 2

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1. Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?

A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn                    B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn

C. Khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật      D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm

Câu 2. “Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.” - sau câu văn này, tác giả triển khai đoạn văn theo hướng nào?

A. Phản bác ý của câu vừa nêu, sau đó đưa ra ý được cho là đúng

B. Chứng minh cho ý của câu vừa nêu, sau đó khái quát lại

C. Nhận xét câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

D. Giải thích câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

Câu 3. Tên một số tác phẩm của Nam Cao được nhắc đến ở bài viết nhằm mục đích gì?

A. Minh hoạ cho ý kiến được tác giả nêu trước đó

B. Cho thấy sự phong phú trong sáng tác của Nam Cao

C. Cho thấy tác giả am hiểu về các sáng tác của Nam Cao

D. Nêu bật những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng những nét chung giữa các nhân vật trong truyện của Nam Cao?

A. Đó là những người cùng chung nghề nghiệp

B. Đó là những người cùng thành phần xã hội

B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn

D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm

Câu 5. Theo nội dung đoạn trích, điều gì không có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của truyện Nam Cao?

A. Ngoại hình khác thường, thậm chí dị dạng của một số nhân vật

B. Mục đích sáng tác và hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm

C. Cách nhìn của tác giả về cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người

D. Giọng trữ tình ấm áp, thể hiện niềm trân trọng mọi biểu hiện của sự sống

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Có thể xem văn bản "Một nét nổi bật" trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao?

Soạn nhanh:

Có bởi vì văn bản có bố cục chặt chẽ, logic. Các hệ thống luận điểm, luận cứ được diễn đạt một cách rành mạch, rõ ràng.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích một số lí lẽ và bằng chứng được tác gia sử dụng trong văn bản.

Soạn nhanh:

- Tác giả cho rằng, tệp nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao chính là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực. 

- Thật vậy, nhiều nhân vật của Nam Cao là những người nông dân chất phác như Lão Hạc, Dì Hảo,.. bị cái nghèo, cái đói bủa vây cả cuộc đời.

Câu 3: Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?

Soạn nhanh:

“Đọc Nam Cao, người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người. Ở Nam Cao, có sự kết hợp giữa năng lực quan sát, miêu tả, nắm bắt rất tài tình những chi tiết của cuộc sống, xây dựng những hình tượng, những bức tranh xã hội sinh động với một giọng trữ tình kín đáo, thiết tha, vừa xót thương cho những người bất hạnh, vừa chua chát trước những điều nhố nhăng, vô nghĩa, luôn luôn khát khao sự thay đổi hướng về cái nhân bản, tốt đẹp.”

Câu 4: Những nội dung nào đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: "Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn"?

Soạn nhanh:

- Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.

- Đọc Nam Cao, người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.

Câu 5: Văn bản trên giúp em hiểu gì về nhà văn Nam Cao

Soạn nhanh:

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam. Cũng như khả năng phân tích tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, sử dụng ngôn từ tài tình.

2. ĐỌC

Viết một bài văn nghị luận về một truyện ngắn được sáng tác những năm gần đây

Soạn nhanh:

Tiểu thuyết và truyện ngắn luôn là một phần không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là trong thời đại hiện đại này khi tác giả không ngừng tìm kiếm cách để diễn đạt những ý tưởng và cảm xúc của mình thông qua việc viết lách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây, để hiểu rõ hơn về giá trị văn học và những thông điệp mà tác phẩm muốn truyền đạt.

Trong bối cảnh đương đại, nhiều tác giả đã chọn cách tiếp cận với đề tài phổ biến nhưng lại được khám phá từ góc độ mới mẻ và đầy sáng tạo. Một trong những truyện ngắn nổi bật như vậy có thể là "Cánh đồng bất tận” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Tác phẩm là bức tranh hiện thực tàn khốc của con người trong thời hiện đại khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nghèo đói,.. Nhân vật chính là Nương. Nương là cô gái đang tuổi dậy thì, thế nhưng phải trải qua vô vàn nỗi đau đớn. Cuộc đời của Nương bất hạnh từ nhỏ khi biến cố gia đình ập đến với cô khi từ sớm. Người mẹ bỏ đi cũng là lúc Nương bước vào cuộc đời để tìm kiếm niềm tin giữa chốn quay quắt, giữa sự bội bạc và lạnh lùng của người cha. Những biến cố xảy ra trong khoảng thời gian thơ ấu là những ám ảnh trong cuộc đời Nương. Cuộc đời của Nương chỉ vui vẻ khi nhớ lại những kí ức tuổi thơ, nhớ về hình bóng người mẹ với nụ cười “lấp lánh cả một khúc sông” và luôn nhớ về căn nhà – nơi chốn hạnh phúc của mình. Nương luôn ôm ấp hy vọng về một cuộc sống “bình thường”: có một nơi để trở về, được yêu thương, được quay lại “sống thực sự” một lần nữa. Xuyên suốt trong truyện là những dòng suy nghĩ của Nương mang đậm tính nhân văn về cuộc đời, về con người. Khi Nương trải qua bi kịch khủng khiếp khiến cô thấu hiểu về nỗi đau của người mẹ khi xưa. Thì ra, sự trao đổi của người mẹ không phải là “chuyện bậy” mà đó là sự hi sinh đau đớn tột cùng về tinh thần và thể xác: “mẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc”. Trong giây phút ấy, Nương cảm thấy tâm hồn thanh thản vì đã hiểu và tha thứ cho người mẹ. Ngay khi trong lúc đau đơn đấy, Nương vẫn có những suy nghĩ rất người lớn: “Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là ter con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”. Nhân vật Nương chính là tia sáng đầy chất nhân văn lóe lên trong cảnh tối tăm, mù mịt đầy hận thù trong “Cánh đồng bất tận”. Nhân vật Nương được thể hiện như một biểu tượng của tình yêu thương đầy sự chấm dứt hận thù.Nương chính là đại diện cho số phận bất hạnh của những con người vất vả, khổ sở trước vòng quay số phận.

Những nhân vật trong Cánh đồng bất tận hiện lên thật nhỏ bé. Hiện thực cũng hiện lên qua lăng kính tâm hồn của tác phẩm. Ta có thể dễ dàng nhận thấy trong cấu trúc hiện thực của của “Cánh đồng bất tận”, hiện thực bên trong tâm hồn chiếm ưu thế hơn hiện thực bên ngoài. Cảnh vật cũng có xu hướng bị tâm lí hóa, nội tâm hóa. Lời nói bên trong chân thật hơn biểu hiện ngôn từ bên ngoài. Thời gian đan xen với quá khứ và hiện tại tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ khủng hoảng nội tâm. Người trần thuật trong “Cánh đồng bất tận” hòa nhập vào nhân vật là Nương để thể hiện cảm xúc của nhân vật và khám phá ý nghĩa nhân cách không lặp lại của mọi sự kiện trong cuộc sống. Như vậy, những tình tiết trong truyện ngắn tự nhiên phơi mở, mộc mạc như có thật xung quanh mình vì tác giả ít đánh giá, ít triết lí, tuyên ngôn. Người đọc có thể tự ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm, tự rút ra những bài học nhờ khoảng cách gần gũi với cuộc sống đã làm cho Nguyễn Ngọc Tư thể hiện thực tại trong tính chân thực, sâu sắc của chúng.

Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư bắt nguồn từ tình yêu con chữ thuần túy cùng tình cảm yêu quê hương nồng nàn và tha thiết. Nhờ tình yêu thương cuộc sống, mới thấy xót xa và bất hạnh cho những mảnh đời lênh đênh như những chiếc ghe thuyền của cha con Nương – chưa biết ngày nào mới vui vẻ.

 

NÓI VÀ NGHE:  CHỌN MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM TRONG ĐỜI SỐNG CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH, LẬP DÀN Ý CHO BÀI NÓI VÀ TẬP TRÌNH BÀY. 

Đề bài: Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày. 

Soạn nhanh:

Vấn đề: Áp lực học tập trong học sinh

I. Dàn ý bài nói:

Mở bài:

- Giới thiệu bản thân và chủ đề bài nói: Áp lực học tập trong học sinh.

- Thực trạng: Áp lực học tập ngày càng gia tăng đối với học sinh.

- Tầm quan trọng của vấn đề: Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và kết quả học tập của học sinh.

Thân bài:

Nguyên nhân:

- Kỳ vọng cao từ gia đình, nhà trường và xã hội.

- Chương trình học nặng, nhiều môn học.

- Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới.

- Hệ thống thi cử còn nhiều bất cập.

- Áp lực  từ bạn bè, sự so sánh.

Hậu quả:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,...

- Ảnh hưởng đến tâm lý: Lo âu, trầm cảm, chán học, tự kỷ,...

- Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Giảm sút sút, học tập thụ động, thiếu sáng tạo.

Giải pháp:

- Gia đình: Giảm bớt kỳ vọng, quan tâm đến sức khỏe tinh thần của con.

- Nhà trường: Đổi mới phương pháp giảng dạy, giảm tải chương trình học.

- Học sinh: Tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng giải tỏa áp lực.

- Xã hội: Quan tâm đến giáo dục toàn diện, tạo môi trường học tập lành mạnh.

Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề áp lực học tập.

- Kêu gọi mọi người chung tay góp sức để giúp học sinh học tập hiệu quả và phát triển toàn diện.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác