Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối bài 2 Văn bản 1: Nỗi niềm chinh phụ (trích)

Giải dễ hiểu bài 2 Văn bản 1: Nỗi niềm chinh phụ (trích). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

VĂN BẢN 1. NỖI NIỀM CHINH PHỤ ( trích Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác ĐẶNG TRẦN CÔN, bản dịch ĐOÀN THỊ ĐIỂM)

 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.

Soạn nhanh:

Cuộc chiến tranh chống quân Thanh xâm lược (1788 - 1789).

Câu 2. Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?

Soạn nhanh:

- Đối với tiễn đưa trong thời bình, những cuộc tiễn đưa thường mang cả hàm ý sự chúc phúc và tin rằng người kia sẽ trở về.

- Còn với chiến tranh, người đưa tiễn và người được tiễn đều mang nặng nỗi buồn và cả sự sợ hãi. Họ sợ hãi rằng, sau này cách biệt âm dương sẽ chẳng thể gặp được nhau nữa.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.

Soạn nhanh:

- Hai người tiễn biệt nhau trong sự quyến luyến không rời, bên cạnh là tiếng trống xen lẫn tiếng nhạc xuất trinh càng khiến hai con người buồn bã. 

- Cờ hoa náo nhiệt là thế, nhưng sao trong lòng mỗi người đều mang những nuối tiếc không rời. 

Câu 2: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.

Soạn nhanh:

Ngùi ngùi, đoạn trường, ngẩn ngơ, sầu

Câu 3: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu.

Soạn nhanh:

- Người chinh phụ ở nhà trong 4 bức lạnh lạnh lẽo đìu hiu. Nàng ngày nhớ đêm mong người chồng của mình nơi chiến trường khốc liệt, trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. 

- Hàm Kinh là địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn cố “ngoảnh lại – trông sang” để mong được nhìn thấy nhau.

- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc. Cảm giác ấy là cảm giác đau đớn, đơn côi vô cùng tận.

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?

Soạn nhanh:

- Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 - 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp ; cặp song thất có vần trắc (tiếng – phút), cặp lục bát có vấn bằng (bằng – ngùi). 

- Nhịp:

+ Cặp song thất: 3/4

+ Lục bát: 2/2/2

- Sự khác nhau giữa hai thể song thất lục bát và lục bát là:

+ Thơ lục bát bao gồm một câu sáu vần (lục bát) tiếp sau một câu tám vần (thất ngôn thất bát), tổng cộng 14 vần. Còn song thất lục bát gồm một câu thất vần (song thất) tiếp sau một câu sáu vần (lục bát), tổng cộng 13 vần.

+ Cấu trúc thơ lục bát khá đều đặn, gồm 6 vần trong mỗi câu lục bát và 8 vần trong câu thất ngôn thất bát. Còn đối với song thất lục bát, mỗi câu song thất có 7 vần và câu lục bát có 6 vần, tạo ra một sự đối lập về cấu trúc

+ Về tính nghiêm luật, thơ lục bát thường có cấu trúc và quy tắc rõ ràng hơn, ít linh hoạt hơn so với song thất lục bát.

Câu 2. Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

 

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Soạn nhanh:

Chốn Hàm Kinh// chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương// thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương// cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương// cách Tiêu Tương// mấy trùng.

=> Cách ngắt nhịp có thể tạo ra những nhịp điệu đặc biệt và thu hút người đọc. Sự thay đổi trong nhịp điệu có thể làm cho bài thơ trở nên sống động và sinh động hơn. Hơn hết, cách ngắt nhịp đã thấy được sự quyến luyến, mong đợi, nhớ nhung khôn xiết của người chinh phụ.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Soạn nhanh:

a. Phép đối: “đi - về” 

=> Thể hiện hình ảnh đối lập “đi” và “về” khiến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa hơn. Từ đó, càng thấm thía hơn tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

b. Phép đối: “ mây- núi” 

=> Diễn tả dòng mây biếc tuôn không ngừng chính là dòng lệ đau khổ, bất lực đến nghẹn ngào của người vợ. Ngọn núi xanh thì chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa đã ép người chồng phải rời xa gia đình, quê hương để dấn thân đến nơi nguy hiểm, khiến người vợ phải đau khổ nhớ chồng da diết.

c. Phép đối: “ngoảnh- trông” 

=> Tình cảm sâu đậm của hai vợ chồng, tuy không thể nhìn thấy nhau, nhưng họ lại cùng thực hiện hành động ngoảnh lại - trông sang. Hành động ấy cho chúng ta cảm nhận được sự khăng khít yêu thương đồng lòng của hai vợ chồng.

Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?

Soạn nhanh:

- Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh người vợ tiễn người chồng ra trận, bên cạnh là tiếng trống cờ hoa rợp trời.

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,

Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.

Hà lương chia rẽ đường này,

Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.

- Tuy vậy, nhưng cả hai người đều mang tâm trạng buồn rầu, quyến luyến nhau mãi không rời:

+ Dù đã lên đường, nhưng người vợ vẫn quyến luyến đứng bên cạnh, bùi ngùi nhìn trong bước đi trong nỗi buồn man mác, ngậm ngùi tiễn chồng. 

+ Ngoảnh lại nhiều lần, đến khi đoàn quân hòa vào “lớp mây đưa”, người phụ nữ mới có thể trở về nhà của mình – nơi không còn chồng bên cạnh, chăm sóc vun vầy.

Câu 5: Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.

Soạn nhanh:

- Hai vợ chồng xa cách nhưng lòng lại luôn hướng về nhau bằng hành động “trông lại”:

+ Dù cùng trông lại là thế nhưng bẽ bàng khi nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Họ chẳng thể nhìn thấy nhau ngoài đời thực, mà chỉ là hình bóng mình nhung nhớ trong lòng mà thôi. 

+ Họ chỉ thấy được “ ngàn dâu”, thấy sự xa xôi cách trở về mặt địa lý của hai vợ chồng. 

+ Điệp ngữ “vòng”, thể hiện sự xa xôi cách trở nối từ câu thơ này sang câu thơ khác khiến cho cả đoạn thơ là khoảng không vô tận, cảm nhận được sự khổ đau, bất lực và nỗi buồn thương nhớ da diết vô cùng tận của hai vợ chồng.

- Cuối đoạn thơ là một câu hỏi tu từ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”:

+ Câu hỏi này là người chinh phụ đang tự hỏi với chính mình và chẳng cần ai trả lời cả. 

+ Chồng cô đang ở nơi xa xôi ngàn dặm, không thể tâm sự, chia sẻ được. Nên cô đành ngồi cô đơn một mình, gặm nhấm nỗi sầu bi của mình mà khóc thầm. Sự cô đơn, và trống trải đến tuyệt vọng ấy đã cô đặc lại, đè nặng lên tâm hồn người vợ tội nghiệp.

Câu 6: Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống?

Soạn nhanh:

- Người chinh phụ vừa mang tâm trạng buồn bã khi xa chồng, quyến luyến không rời, nhưng cũng là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.

- Giá trị cuộc sống:

+ Cảm thấy may mắn khi được sống trong thời bình, khi em không phải chịu những nỗi chia ly đau đớn khủng khiếp như nỗi đau của người chinh phụ cũng như không phải bước vào cửa sinh tử giống như người chinh phu. 

+ Em được sống, học tập, thoải mái làm những điều mình thích, ở bên cạnh gia đình, sum vầy đoàn viên. Điều đó càng khiến em hiểu hơn và trân trọng cuộc sống hiện tại.

Câu 7: Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Soạn nhanh:

- Em ấn tượng nhất với hình ảnh:

“Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu”

- Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ "Thương hải tang điền" - biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. "Xanh xanh" là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. "Xanh ngắt" lại là màu xanh đậm. Từ "xanh xanh" đến "xanh ngắt" là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

Soạn nhanh:

Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Từ "cõi xa mưa gió" để chỉ những nơi khó khăn vất vả, nơi bão đạn hòn tên, nơi mạng sống luôn luôn đặt trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Còn nàng, trở lại nơi “buồng cũ chiếu chăn” nhưng giờ đây chẳng còn hơi ấm vợ chồng. Hai câu thơ đã thể hiện lên tình yêu chồng tha thiết của người phụ nữ, lo lắng chàng ở nơi xa lạ, những cũng xót thương cho số phận bi ai của chính bản thân mình.Tac giả sử dụng từ "đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ, thế nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "tuôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện nỗi xót thương não nề của người chinh phụ khi tiễn chồng đi lính


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác