Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Đọc
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 2: Đọc. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 2 – GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG
Câu 1:
Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
So sánh sự khác nhau của cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận dựa vào bảng sau (làm vào vở):
| Cách trình bày vấn đề khách quan | Cách trình bày vấn đề chủ quan |
Đặc điểm |
|
|
Tác dụng |
|
|
Ví dụ |
|
|
Bài giải chi tiết:
| Cách trình bày vấn đề khách quan | Cách trình bày vấn đề chủ quan |
Đặc điểm | Chỉ đưa ra thông tin, nêu ra các bằng chứng khách quan. | Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của người viết. |
Tác dụng | Tạo ra cơ sở vững chắc (từ pháp lí, thực tiễn...), đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận. | Tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc về những vấn đề được bàn luận. |
Ví dụ | Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Ví dụ trên đã trình bày vấn đề khách quan bởi chủ yếu đưa ra bằng chứng từ thực tế mà người viết đã chứng kiến.
| Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhat khói quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Hai ví dụ trên trình bày vấn đề chủ quan bởi nó thể hiện ý kiến, đánh giá, cảm xúc của cá nhân người viết trước hiện tượng con người nhẫn tâm tàn sát các con thú. |
Câu 2: Phân tích sự kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn văn sau:
Chủ đề cách ứng xử với thiên nhiên được tô đậm hơn qua những chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Hoài. Ban đầu, Hoài chưa hiểu quyết định trả tự do cho chim bống chanh đỏ, nên đã trách anh Hiến. Lời nói của anh đã thức tỉnh Hoài, đồng thời thức tỉnh chúng ta - những người đọc: “Nếu có đứa nào phá rối nhà mày thì mày tính sao... Vậy thì mày có muốn đóng vai thằng ăn cướp đối với gia đình con bồng chanh không?”. Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chim bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người. Vì thế, những điều ta không muốn xảy đến với mình, ta đừng gây ra cho tự nhiên và các loài vật. Từ đó, Hoài “thương đôi bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng...”. Tình thương ấy xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn. Vì hành động nhất thời của hai anh em, chim bồng chanh đã phải bỏ tổ để đi nơi khác. Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên, vì bất kì hành động vô tâm nào cũng có thể gây ra những tổn thương đối với muôn loài.
(Trích Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
Bài giải chi tiết:
- Cách trình bày khách quan: đoạn văn dẫn ra những bằng chứng từ trong truyện ngắn Bồng chanh đỏ để làm sáng tỏ ý kiến của mình (bằng cách trực tiếp và gián tiếp).
- Cách trình bày chủ quan: đoạn văn thể hiện những ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết đối với các bằng chứng dẫn ra từ truyện ngắn Bồng chanh đỏ. Những bài học, ý nghĩa rút ra từ đó là góc nhìn riêng của người viết (Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chim bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người; Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên...), thể hiện cách đánh giá, cảm xúc của người việt về tác phẩm (Tình thương ấy phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn).
- Tác dụng của việc kết hợp hai cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan:
+ Đảm bảo tính đúng đắn của lập luận (dựa vào cách trình bày vấn đề khách quan)
+ Cho thấy những ý kiến, quan điểm của người viết có cơ sở, căn cứ từ văn bản chứ không phải sự suy diễn tuỳ tiện.
+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc, khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc.
+ Trình bày được các cách nhìn chủ quan, sự khám phá của người viết bài với tác phẩm Bồng chanh đỏ (dựa vào cách trình bày vấn đề chủ quan).
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy. Tất cả những cảnh, những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thoả mãn thì đóng quyển sách lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hết đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê-nhi-na5 (Anna Karenina) đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.
Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội. [...] Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phần khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra đương hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
[...] Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hoá” nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hoá thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ vẫn nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống, và cuộc sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao". [...] Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ. Những nghệ sĩ không đến mở cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng lại trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thẩm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy. [...]
(Trích trong Tuyển tập, Tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
a. Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn “Lời gửi của nghệ thuật…cách sống của tâm hồn.”
b. Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau:
Bố cục | Luận điểm |
Phần 1 | Tác phẩm nghệ thuật vừa được xây dựng từ những vật liệu có sẵn, vừa gửi gắm lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
Phần 2 | ……………….. |
Phần 3 | …………………… |
c. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong đoạn cuối văn bản đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
d. Em ấn tượng nhất với đoạn văn nào trong bài viết? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với các bạn.
đ. Có bạn trẻ cho rằng: Khi đọc tác phẩm truyện, chỉ cần tập trung vào cốt truyện cho thỏa trí tò mò là đủ. Em có đồng ý với cách đọc này không? Từ nội dung văn bản và trải nghiệm đọc của bản thân, hãy trao đổi với bạn về cách đọc mà em cho là phù hợp nhất.
Bài giải chi tiết:
a. Cách trình bày vấn đề khách quan thể hiện ở chỗ đoạn văn đã nêu được những quy luật khách quan của văn nghệ (Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội,...).
Cách trình bày vấn đề chủ quan thể hiện sự đánh giá, tình cảm yêu thích của tác giả với những điều mới mẻ mà văn nghệ đem đến, thông qua các yếu tố về ngôn từ trong đoạn văn.
Chẳng hạn: phép điệp và liệt kê trong đoạn “và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra đương hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa.”
Hình ảnh so sánh “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi”
=> Hai cách trình bày thông tin này khi kết hợp với nhau vừa thể hiện tỉnh đúng đắn, xác thực của luận điểm, vừa thể hiện góc nhìn riêng của người viết, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc
b. Luận đề của văn bản: những đặc điểm của văn nghệ và sự tác động của văn nghệ đến đời sống. Bố cục và luận điểm của văn bản:
Bố cục | Luận điểm |
Phần 1 | Tác phẩm nghệ thuật vừa được xây dựng từ những vật liệu có sẵn, vừa gửi gắm lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
Phần 2 | Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm |
Phần 3 | Nghệ thuật là tiếng nói của tư tưởng |
c. Em hãy dựa vào phần trả lời ở câu b để vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã đưa ra các bằng chứng về đặc điểm của tác phẩm văn nghệ đối với tư tưởng người đọc (một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc ta nằm lười yên một chỗ); cách người nghệ sĩ trao đổi, thảo luận tư tưởng với bạn đọc và cách đọc một bài thơ hay bằng cả tâm hồn, trong sự đối sánh với “cách đọc riêng bằng trí thức”. Những bằng chứng này giúp củng cố cho lí lẽ: sự tác động vào tư tưởng của văn nghệ phải thông qua trí tưởng tượng, phải “thấm mình vào cuộc sống”. Từ đó, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng tỏ luận điểm (nghệ thuật là tiếng nói của tư tưởng) và luận đề (đặc điểm của văn nghệ và tác động của văn nghệ đến đời sống).
d. HS trả lời dựa trên quan điểm cá nhân. Ấn tượng với đoạn văn có thể là về phương diện nội dung (chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...), cũng có thể là về hình thức nghệ thuật (nghệ thuật lập luận, sự kết hợp giữa cách đưa thông tin khách quan và chủ quan, ngôn từ,...) hoặc cũng có thể là sự ấn tượng dựa trên những yếu tố khác.
đ. HS trả lời dựa trên quan điểm cá nhân.
Cần lưu ý: việc đọc một tác phẩm truyện nói riêng và tác phẩm văn học nói chung không chỉ dừng lại ở việc hiểu nội dung bề mặt của văn bản, mà còn là hành trình khám phá nội dung tiềm ẩn, bề sâu, hiểu được sự tác động của văn bản với tâm hồn của bản thân và cuộc sống.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Ngữ văn 9 CTST, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 2: Đọc
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận