Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 2: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2 – NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG – ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bài tập 1: Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 – 43) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
Bài giải chi tiết:
- Chủ đề của đoạn trích: khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người trong hoàn cảnh phải chia li, xa cách vì chiến tranh.
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc nỗi đau của đôi lứa bị chia lìa bởi chiến tranh.
Câu 2: Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Bài giải chi tiết:
Có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Mỗi phương án ngắt nhịp sẽ đem lại một cảm nhận riêng cho người đọc. Có thể tham khảo cách ngắt nhịp sau:
* Cách 1:
Chàng/ thì đi cõi xa mưa gió, (1/6)
Thiếp/ thì về buồng cũ chiếu chăn. (1/6)
Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)
Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh. (4/4)
= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:
- Ở hai câu thất: chàng và thiếp được tách nhịp riêng để tạo điểm nhấn vào đối tượng; 6 tiếng còn lại đọc liền thể hiện nỗi niềm tâm sự của người chinh phụ.
- Ở câu lục: nhịp 3/3 chia tách hai nội dung đối lập, một bên là tình cảm lưu luyến, nhớ thương, một bên là thực tại chia cách phũ phàng.
- Ở câu bát: nhịp 4/4 chia hai vế tiểu đối; cách đọc liền mạch 4 tiếng ở mỗi về sẽ không nhấn vào từ ngữ nào mà tạo sự hô ứng giữa hai vế tiểu đối, gây ấn tượng chung về hình ảnh đẹp mà buồn.
* Cách 2:
Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió, (3/2/2)
Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn. (3/2/2)
Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)
Tuôn/ màu mây biếc/ trải/ ngàn núi xanh. (1/3/1/3)
= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:
- Ở hai câu thất: các cụm từ chàng thì đi và thiếp thì về được tách nhịp đi nhấn mạnh cảnh ngộ mỗi người mỗi nẻo; các tiếng còn lại đọc ngắt nhịp 2/2 nhấn vào các sự vật, hiện tượng gợi nỗi buồn lo.
- Ở câu lục, tác dụng tương tự đã trình bày ở cách 1, Ở câu bát, mỗi vẻ có thể tách nhịp 1/3, tạo điểm nhấn vào các từ tuôn, trái, là các động từ miêu tả sự vật trong sự hiện hữu kéo dài, như khoảng cách ngày một xa vời giữa hai người.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
a.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
b.
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
c.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Bài giải chi tiết:
Em chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ:
a. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế),
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
Quân trước | đã gần ngoài doanh Liễu, |
Kị sau | còn khuất nẻo Tràng Dương, |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp chân trước lẻ sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 2/2/3:
Quân trước/ đã gần/ ngoài doanh Liễu,
Kị sau/ còn khuất/ nẻo Tràng Dương,
Hoặc cùng ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4);
Quân trước đã/ gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn/ khuất nẻo Tràng Dương,
- Về nội dung, ý nghĩa (đây là yếu tố quan trọng nhất cần phân tích để chỉ ra giá trị của phép đối), có thể tham khảo bảng sau:
Vế đối 1 | Quân trước | đã gần ngoài doanh Liễu, |
Đối tượng được miêu tả: đội quân đi trước. | Thực trạng hành quân; đã đi tới một địa phương. | |
Vế đối 2 | Kị sau | còn khuất nẻo Tràng Dương. |
Đối tượng được miêu tả: đội quân (cưỡi ngựa) đi sau. | Thực trạng hành quân: vẫn đang ở một địa phương khác. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự đông đảo của đội quân ra trận.
b. Đây cũng là trường hợp đối liên.
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
Tiếng địch thổi | nghe chừng đồng vọng, |
Hàng cờ bay | trong bóng phất phơ |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 3/2/2:
Tiếng địch thổi/ nghe chừng/ đồng vọng,
Hàng cờ bay/ trông bóng/ phất phơ.
- Về nội dung, ý nghĩa:
Vế đối 1 | Tiếng địch thổi | nghe chừng đồng vọng |
Đối tượng: tiếng sáo báo hiệu lên đường. | Cảm nhận về đối tượng: thời khắc chia xa, khiến hai người chỉ còn biết nhìn về phía nhau lưu luyến. | |
Vế đối 2 | Hàng cờ bay | trông bóng phất phơ |
Đối tượng: hàng cờ hiệu đang chuyển động. | Cảm nhận về đối tượng: người chinh phụ đã lên đường, người chính phụ chỉ có thể nhìn theo lưu luyến. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự ly biệt là điều không thể cưỡng lại, người trong cuộc chỉ có thể chấp nhận thực tại này.
c. Đây là trường hợp tiểu đối (đối ngay trong một câu thơ).
- Về ngữ pháp, hai vế tiểu đối sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp (cụm danh từ), tạo sự hô ứng: lòng chàng/ ý thiếp.
- Về nội dung, ý nghĩa: hai vế tiểu đối nhắc tới tâm trạng của người chinh phụ và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh nỗi niềm “tuy hai mà một” của hai người.
Câu 4: Nêu cách hiểu của em đối với câu thơ “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?”.
Bài giải chi tiết:
Câu thơ “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?” là lời tự bạch của người chinh phụ: trong buổi chia tay này, ai thấu hiểu được rằng thiếp đau đớn nhường nào.
Bài giải chi tiết:
Những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích là trông, chàng, thiếp (mỗi từ xuất hiện 5 lần). Tác dụng:
- Từ trông khắc hoạ hình ảnh người chính phụ với đôi mắt hướng về người chinh phu (hoặc cả hai cùng nhìn về phía nhau) với cảm xúc lưu luyến, nhớ nhung.
- Từ chàng chỉ người chinh phu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người chinh phụ đối với chồng của mình.
- Từ thiếp là lời tự xưng của người vợ với chồng; qua đó, người chính phủ muốn bộc bạch những cảm xúc, nỗi niềm của mình.
Câu 6: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người chinh phụ dành cho người chinh phu.
Bài giải chi tiết:
Em nêu cảm nhận của mình về tình cảm của người chính phụ dành cho người chinh phu. Chẳng hạn:
- Trân trọng những tình cảm yêu thương, gắn bó của người chinh phụ dành cho người chinh phụ.
- Thấu hiểu những tình cảm lưu luyến, nhớ nhung của người chính phụ dành cho người chinh phụ.
Bài tập 2: Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 – 43) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Câu thơ “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống” thể hiện điều gì?
A. Không khí rộn ràng, thôi thúc của buổi ra trận
B. Tiếng nhạc ngựa dần át tiếng trống
C. Tiếng nhạc ngựa cùng tiếng trống rộn vang
D. Buổi tiễn đưa rất huyên náo
Bài giải chi tiết:
Đáp án A. Không khí rộn ràng, thôi thúc của buổi ra trận.
Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện sự buồn đau của người chinh phụ ở mức độ cao nhất?
A. Ngẩn ngơ
B. Đoạn trường
C. Sầu
D. Ngùi ngùi
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Đoạn trường.
Câu 3: Địa danh Tiêu Tương trong câu thơ “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.” có ý nghĩa gì?
A. Tên một bến sông, nơi người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận.
B. Tên một bến sông, nơi người chinh phụ ngóng chờ người chinh phu.
C. Tên một bến sông, tượng trưng cho tình cảm vợ chồng chung thuỷ, gắn bó.
D. Tên một bến sông, tượng trưng cho tình cảnh người vợ nhớ thương chồng
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. Tên một bến sông, tượng trưng cho tình cảnh người vợ nhớ thương chồng.
Câu 4: Từ ngữ nào thể hiện thời khắc người chinh phu phải lên đường ra trận?
A. Tiếng nhạc ngựa
C. Tiếng trống
B. Tiếng địch
D. Hàng cờ bay
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Tiếng địch.
Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và trả lời các câu hỏi:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
(Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải, NXB Giáo dục, 1994, tr. 39 – 40)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết bằng thể thơ nào? Yếu tố nào giúp em xác định điều đó?
Bài giải chi tiết:
- Đoạn trích được viết bằng thể thơ: song thất lục bát.
- Yếu tố giúp em xác định là: số tiếng trong mỗi câu thơ đảm bảo sau mỗi cặp câu 7 tiếng (song thất) là câu 6 và 8 tiếng (lục bát), chu kì lặp lại liên tiếp như vậy đến hết đoạn trích.
Câu 2: Câu thơ “Xếp bút nghiên theo việc đao cung.” thể hiện nội dung gì?
Bài giải chi tiết:
- Câu thơ “Xếp bút nghiên theo việc đao cung” cho thấy người chinh phu vốn theo nghiệp học hành (bút nghiên) nhưng đã tạm gác lại để làm nhiệm vụ của một chiến binh (việc đao cung).
Bài giải chi tiết:
Hình tượng núi Thái Sơn trong đoạn trích và trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” có điểm tương đồng và khác biệt:
- Giống nhau: cùng nhắc tới một ngọn núi nổi tiếng, có tính biểu tượng trong đời sống văn hoá là núi Thái Sơn.
- Khác nhau:
+ Hình tượng núi Thái Sơn trong đoạn trích tập trung vào đặc điểm rất nặng của trái núi này (trong sự đối lập với sợi lông chim hồng), với ý nghĩa coi trọng tính mạng con người.
+ Hình tượng núi Thái Sơn trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” bao quát cả đặc điểm rất nặng và rất to lớn, tượng trưng cho công ơn trời bể của người làm cha (nói chung là cả cha và mẹ) đối với con cái.
Câu 4: Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm gì?
Bài giải chi tiết:
Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm:
- Có nền tảng gia đình tốt đẹp: dòng hào kiệt.
- Trẻ trung, mạnh mẽ: tuổi trẻ, đeo bức chiến bào, thét roi cầu Vị.
- Có những phẩm chất, tài năng đáng quý: bút nghiên, đao cung.
- Có lí tưởng sống cao đẹp: “Thành liền mong tiến bệ rồng/ Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời/ Chí làm trai dặm nghìn da ngựa”.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về hình tượng người chinh phu trong đoạn trích.
Bài giải chi tiết:
Em nêu cảm nhận của mình về hình tượng người chinh phu. Chẳng hạn:
- Người chinh phu là một mẫu nam nhi lí tưởng ở thời đại xưa.
- Người chinh phu vẫn là một mẫu nam nhi lí tưởng trong thời đại ngày nay.
Bài tập 4: Đọc lại văn bản Tiếng đàn mưa trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan;
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.
Bài giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ điệp thanh: mưa hoa rụng/ hoa xuân rụng (lặp B – B – T), mưa xuống lầu/ mưa xuống thềm (lặp B – T – B). Tác dụng: tạo âm hưởng như nhịp điệu mưa rơi, rơi mãi không dứt.
- Biện pháp tu từ điệp vẫn: vẫn “an” (lan – ngàn – đàn). Tác dụng: giúp câu thơ có vần điệu và có tính liên kết.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: mưa (xuất hiện 6 lần), rụng (xuất hiện 2 lần), xuống (xuất hiện 2 lần), hoa (xuất hiện 2 lần). Tác dụng: giúp cho người đọc cảm nhận được những hạt mưa (cùng với hoa) tiếp nối nhau rơi xuống.
Câu 2: Theo em, giọt đàn là gì?
Bài giải chi tiết:
Giọt đàn chính là giọt mưa. Nhưng tác giả không diễn đạt trực tiếp là giọt mưa (một sự vật trong tự nhiên) vì cách diễn đạt giọt đàn (một âm thanh do con người tạo nên) còn bao hàm trong giọt mưa ấy âm thanh như tiếng đàn (tiếng mưa rơi như một bản nhạc) và tiếng lòng người (tâm sự, cảm xúc con người gửi gắm trong tiếng đàn).
Câu 3: Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non” diễn tả điều gì?
Bài giải chi tiết:
Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.” diễn tả nỗi buồn trong lòng nhân vật “khách” vì cảnh mưa buồn, nhưng cũng là nỗi buồn bởi đất nước đang trong tình cảnh bị thực dân Pháp đô hộ.
Câu 4: Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là gì?
Bài giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là một nỗi buồn triền miên, sâu sắc mênh mang nhưng không bi luỵ.
Bài tập 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MƯA THU ĐẤT KHÁCH
Mưa mưa mãi ngày đêm rả rích
Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.
Những ai mặt bể chân trời,
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?
(Tản Đà, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Lê Tư Lành (Chủ biên Phần I),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 159)
Câu 1: Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó.
Bài giải chi tiết:
Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ:
Mưa/ mưa mãi/ ngày đêm rả rích (1/2/4)
Giọt mưa thu/ dạ khách đầy vơi. (3/4)
Những ai mặt bể chân trời, (6)
Nghe mưa,/ ai/ có nhớ lời/ nước non? (2/1/3/2)
Tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
– Câu 1: tách riêng từ “mưa” thành một nhịp riêng để nhấn vào sự vật, hiện tượng được miêu tả.
– Câu 2: tách đôi câu thơ, miêu tả hai đối tượng riêng biệt nhưng hô ứng nhau (mưa thu/ lòng người).
– Câu 3: đọc liền không ngắt nhịp, tạo cảm nhận mạnh mẽ, da diết.
– Câu 4: nhấn vào từng từ ngữ, tạo cảm nhận sâu lắng.
Câu 2: Nhân vật “ai” trong bài thơ là ai?
Bài giải chi tiết:
“Ai” trong bài thơ là cách nói phiếm chỉ, chỉ chung những người có tấm lòng với quê hương đất nước sống ở khắp nơi.
Bài giải chi tiết:
Từ “mưa” được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ (4 lần/ 4 câu thơ). Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở đây là tạo cảm nhận về một cơn mưa kéo dài tưởng như bất tận.
Câu 4: Theo em, giữa mưa và “lời nước non” có mối liên hệ gì?
Bài giải chi tiết:
- Mưa là hình ảnh của nước, vừa tạo ra âm thanh (tiếng mưa), vừa gợi ra những xúc cảm trong lòng người. Hai chữ “nước non” được nhiều nhà thơ Việt Nam giai đoạn này (đầu thế kỉ XX, khi đất nước ta còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp) sử dụng như một hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của mình. Trong bài thơ này, hình ảnh mưa vừa tả thực, vừa có tính tượng trưng, đồng điệu với “lời nước non”.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
Bài giải chi tiết:
Cảm nhận của bản thân về bài thơ:
- Một nỗi buồn dai dẳng, khiến con người luôn phải trăn trở, suy ngẫm.
- Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ.
Bài tập 6: Đọc lại văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 – 51) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
A. Khóc Dương Khuê
B. Chinh phụ ngâm
C. Chức cẩm hồi văn
D. Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn.
Câu 2: Ai được cho là một trong những tác giả đầu tiên sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát?
A. Lê Ngọc Hân
B. Lê Đức Mao
C. Đoàn Thị Điểm
D. Hồ Dzếnh
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Lê Đức Mao.
Câu 3: Đặc điểm nào được coi là thế mạnh của thể thơ song thất lục bát?
A. Có thể sử dụng để sáng tác những tác phẩm có độ dài khác nhau
B. Giàu nhạc tính, có sức truyền cảm đặc biệt
C. Được dùng để sáng tác nhiều thể loại văn học khác nhau
D. Có khả năng truyền tải những cảm xúc mới mẻ
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Giàu nhạc tính, có sức truyền cảm đặc biệt.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. 7.
Câu 5: Thông điệp chính mà văn bản muốn gửi tới độc giả là gì?
A. Song thất lục bát là thể thơ cổ điển, hiện nay đã không còn thịnh hành.
B. Thơ song thất lục bát đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương.
C. Song thất lục bát là một thể thơ đặc sắc do người Việt sáng tạo nên.
D. Song thất lục bát là thể thơ thể hiện tâm hồn sâu lắng của người Việt.
Bài giải chi tiết:
Đáp án C. Song thất lục bát là một thể thơ đặc sắc do người Việt sáng tạo nên.
Bài tập 7: Đọc lại văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 – 51) và trả lời các câu hỏi:
Bài giải chi tiết:
- Những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác được nêu trong văn bản: Lê Đức Mao, Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Cao Bá Nhạ, Phan Huy Thực, Ngô Thế Vĩnh, Đinh Nhật Thận, Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Bích Khê, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,...
- Ý nghĩa của việc nêu tên những nhà thơ này:
+ Khẳng định sức hấp dẫn và những đặc điểm độc đáo của thể thơ song thất lục bát khiến nhiều nhà thơ muốn sử dụng để sáng tác.
+ Khẳng định sức sống trường tồn của thể thơ song thất lục bát được thể hiện qua sáng tác của nhiều thế hệ nhà thơ.
Câu 2: Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học nào?
Bài giải chi tiết:
Theo văn bản, thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học như ngâm khúc, ca trù, văn tế, thơ,...
Câu 3: Theo tác giả văn bản, đặc điểm nào thể hiện nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát?
Bài giải chi tiết:
Tác giả văn bản cho rằng thể thơ song thất lục bát độc đáo ở những điểm sau:
- Số tiếng trong mỗi câu thơ vừa được quy định chặt chẽ, vừa đa dạng (6, 7 và 8 tiếng).
- Mật độ số tiếng gieo vần cao, không một thể thơ nào ra đời trước đó có thể sánh bằng (trung bình cứ 4 tiếng thì có 1 tiếng được gieo vần).
Sự đan xen những câu thơ dài và ngắn, cùng mật độ tiếng gieo vần lớn khiến những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp hài hoà với nhau, tạo nên âm hưởng du dương, giàu nhạc tính.
- Khả năng truyền cảm mạnh mẽ mà sâu lắng.
Bài giải chi tiết:
Theo nội dung văn bản, cảm xúc chủ đạo thể hiện trong những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời xưa và thời hiện đại có sự khác biệt: sáng tác thời xưa thường thể hiện tâm trạng buồn thương; những tác phẩm hiện đại mang hơi thở của thời đại mới, truyền tải những nội dung, xúc cảm mới mẻ.
Bài giải chi tiết:
- Trong tương lai, thể thơ song thất lục bát vẫn còn thích hợp để sử dụng trong sáng tác văn học, vì:
+ Đây là một sáng tạo độc đáo của người Việt, cần được kế thừa, phát huy.
+ Thể thơ này có nhiều thế mạnh, rất phù hợp để chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm, ước mong,... của con người.
- Trong tương lai, thể thơ song thất lục bát không còn thích hợp để sử dụng
trong sáng tác văn học, vì:
+ Đây là một thể thơ cổ xưa, không còn phù hợp với tình cảm, cảm xúc của con người trong thời đại mới.
+ Thể thơ này có nhiều quy định khá nghiêm ngặt, gây khó khăn cho quá trình sáng tác,..
Bài tập 8: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
ĐAU LÒNG LŨ LỤT MIỀN TRUNG
Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió mưa
Đời chan nước mắt, héo dựa kiếp người!
Ngày rát mặt, ngang trời mưa đổ
Đêm giá băng sương nhỏ lệ rơi
Mây đen nỡ kín mặt người
Sinh linh chết đứng giữa trời nước non!
Nghe gió thổi lòng cồn bão tố
Tiếng mưa rơi thác đổ ngàn xa
Lũ ơi, sấp ngửa ập òa
Nước ơi, trắng xoá lệ nhoà bóng quê
Mưa gấp khúc đường về nẻo cũ
Bong bóng trôi theo lũ cuốn đê
Bàn tay kêu cứu – tái tê
Thò qua mái ngói bốn bề nước trôi!
Nhìn trẻ nhỏ màn trời chiếu nước
Các cụ già rét mướt tái xanh
Cuộc đời lúc rách lúc lành
Người mình chia sẻ đã thành bản năng!
Cùng một bọc, chung cành chung gốc
Nào cùng chia bão lốc gió sương
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương...”
(Phạm Ngọc San, Chạng vạng hoa đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội,
2011, tr. 79 – 80)
Câu 1: Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Bài giải chi tiết:
Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
- Phần 1 (bốn khổ thơ đầu): nỗi đau xót của nhà thơ trước tình cảnh thiên tại gây hoạ cho người dân.
– Phần 2 (hai khổ thơ cuối): lời nhắn nhủ, kêu gọi mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ đồng bào trong khó khăn, hoạn nạn.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy lũ lụt ở miền Trung là một thiên tai nghiêm trọng?
Bài giải chi tiết:
Những từ ngữ cho thấy lũ lụt ở miền Trung là một thiên tai nghiêm trọng: bão tố, gió mưa, rát mặt, giá băng, sấp ngửa, ập oà, mưa giăng mắc, mờ chân mây, ngang trời mưa đổ, mây đen, bong bóng trôi theo lũ cuốn đê, bốn bề nước trôi, màn trời chiếu nước, bão lốc gió sương,...
Câu 3: Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” diễn tả điều gì?
Bài giải chi tiết:
Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” diễn tả bầu trời kéo mây đen trút mưa lũ khiến người dân ngửa mặt trông lên chỉ thấy một màu đen tối (nghĩa đen); đồng thời cho thấy lũ lụt ở miền Trung là một thiên tai nghiêm trọng, làm người dân điêu đứng, khổ sở (nghĩa bóng).
Bài giải chi tiết:
Cụm từ cùng một bọc khiến người đọc liên tưởng tới câu chuyện mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng (trong truyện cổ Con Rồng cháu Tiên). Việc gợi nhắc câu chuyện đó có ý nghĩa nhắc nhở mọi người về tình đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng một đất nước, về tình đồng bào máu thịt.
Câu 5: Theo em, khổ thơ cuối chỉ có 3 câu thơ thể hiện điều gì?
Bài giải chi tiết:
- Về nghệ thuật: Khổ thơ cuối chỉ có ba câu thơ, là biểu hiện của thơ song thất người đọc những cảm nhận mới mẻ. lục bát biến thể, thể hiện sáng tạo cá nhân của nhà thơ, giàu sức gợi, tạo cho
- Về nội dung: Câu thơ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương...” kết hợp với dấu chấm lửng cuối bài thơ thể hiện những điều nhà thơ chưa nói hết, người đọc có thể tự hiểu. Đó là thông điệp mà ai là người Việt Nam cũng biết: sau câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là câu “Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Bài giải chi tiết:
Tình cảnh của những người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ là:
- Cảm thương trước nỗi thống khổ của người dân vùng thiên tai; muốn được giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn của đồng bào.
- Lo lắng trước tình trạng thiên tai nghiêm trọng, muốn tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 2: Đọc hiểu và thực hành tiếng
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận