Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 4 – KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG – ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bài tập 1: Đọc lại văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (từ Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,...) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Bài giải chi tiết:
Đoạn trích phân tích nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương. Đây là nội dung chính được thể hiện trong đoạn.
Câu 2: Theo tác giả, điều gì đã gây nên cái chết của Vũ Nương?
Bài giải chi tiết:
Theo tác giả, “người cha thứ hai của bé Đản” – chiếc bóng trên vách – và “lòng ghen mù quáng” của Trương Sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương.
Bài giải chi tiết:
- Theo lí giải của tác giả, chi tiết chiếc bóng trên vách có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm vợ chồng quyến luyến không rời. Việc Vũ Nương chỉ vào bóng mình trên vách để đùa con cho thấy lòng thương nhớ của nàng đối với chồng. Chi tiết chiếc bóng vì thế đã tô đậm tình yêu, lòng chung thuỷ của nàng. Chi tiết này còn giúp đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm, tạo ra kịch tính cho tác phẩm và làm nên nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ so với truyện truyền kì của các nước trong khu vực.
- Những chi tiết tiêu biểu, giàu sức gợi trong tác phẩm văn học thường mang tính đa nghĩa, vẫy gọi sự khám phá, lí giải của người đọc. Ngoài ý nghĩa đã được tác giả văn bản chỉ ra, em có thể đưa ra kiến giải của mình về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chẳng hạn, chiếc bóng hư ảo, mơ hồ gợi liên tưởng đến sự mong manh của hạnh phúc, từ đó khiến người đọc thấm thía hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đề cao nam quyền. Hạnh phúc đối với họ không phải là điều gì chắc chắn, bền vững, mà thật mong manh, mơ hồ. Chiếc bóng muôn đời câm lặng cũng chính là ẩn dụ cho tình trạng người phụ nữ không được lắng nghe, không được quyền cất lên tiếng nói, không tự quyết định được số phận của mình.
Bài giải chi tiết:
Bên cạnh bi kịch của Vũ Nương, đoạn trích còn nói đến bi kịch của Trương Sinh “Sự lẻ loi đơn chiếc và nỗi ân hận sẽ là một hình phạt giày vò Trương Sinh mãi mãi”. Điều này giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa nhan đề của bài nghị luận: bi kịch mà bài viết phân tích không chỉ là bi kịch của cá nhân Vũ Nương mà còn có ý nghĩa khái quát, đó là bi kịch của nhân sinh, của kiếp người.
Bài giải chi tiết:
- Chi tiết chiếc bóng được tác giả bài nghị luận phân tích trên cả hai phương diện: vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung chủ đề truyện và tác dụng của chi tiết này trong việc tạo nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Từ đó, em cần lưu ý, khi phân tích một chi tiết nghệ thuật, nên khai thác ý nghĩa của chi tiết từ nhiều góc độ, về cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 6: Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong đoạn trích?
Bài giải chi tiết:
- Bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích phù hợp với lí lẽ, giúp làm sáng tỏ, cụ thể hoá lí lẽ mà tác giả bài nghị luận nêu ra.
Ví dụ, khi tác giả đưa ra lí lẽ: “Người cha thứ hai của bé Đản – nguyên nhân gây ra cái chết bi thảm cho Vũ Nương lại xuất hiện”, tác giả đã lựa chọn bằng chứng về sự xuất hiện của người cha ấy trong văn bản (đoạn “Chàng hỏi đâu ... bảo là cha Đản”).
Bài tập 2: Đọc lại văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (từ Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy đến một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị) trong SGK (tr. 96) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Câu văn nào khái quát nội dung của cả đoạn?
Bài giải chi tiết:
Câu văn khái quát nội dung của cả đoạn là: “Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh..”
Câu 2: Vẽ sơ đồ làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong đoạn văn.
Bài giải chi tiết:
* Luận điểm được triển khai trong đoạn văn là: Nhân dạng quyết định nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh.
* Luận điểm này được triển khai thành hai lí lẽ chính
- Lí lẽ 1: Nhân cách đẹp đẽ của Quỳnh mà không ai nhận ra hoặc có nhận ra thì cũng coi đó là bí mật.
+ Bằng chứng 1: Phẩm chất đẹp đẽ, trái tim nhân hậu của Quỳnh – Quỳnh đóng lại mấy chiếc chân bàn lung lay, những điều tốt đẹp Quỳnh làm cho bạn bè và những đứa trẻ nghèo.
+ Bằng chứng 2: Thái độ của mọi người:
Không ai nhận ra
+ Nga là người duy nhất nhận ra nhưng lại coi đó là bí mật.
- Lí lẽ 2: nhân dạng quyết định thế tồn tại) và được làm sáng tỏ với các bằng chứng tương ứng.
Bài giải chi tiết:
Truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi khác với các bằng chứng còn lại trong đoạn ở chỗ đây là bằng chứng bên ngoài văn bản truyện Thằng quỷ nhỏ. Bằng chứng này có tác dụng liên hệ, mở rộng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hình ảnh “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa” trong truyện Thằng quỷ nhỏ, củng cố thêm cho lí lẽ giữa Quỳnh và mọi người có một “khoảng cách mênh mông”.
Bài giải chi tiết:
Việc tác giả nhiều lần dùng cách diễn đạt mang tính phủ định trong các câu từ “Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh” đến “lạ lẫm, kì dị” thể hiện dụng ý nhấn mạnh vấn đề nghị luận: khẳng định thái độ thờ ơ, xa lánh của mọi người đối với Quỳnh và tình cảnh “lạc loài” của cậu bé.
Bài giải chi tiết:
Các bằng chứng trong đoạn văn đều được trích dẫn theo cách trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết: Các câu được dẫn làm bằng chứng đều được đặt sau dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép.
Bài tập 3: Đọc lại văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (từ Vậy là, mọi nông nỗi của Quỳnh đến không có quyền được phản biện) trong SGK (tr. 97) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Bàn luận về vấn đề nhân dạng của con người
B. Bàn luận về sức mạnh của các quy chuẩn xã hội
C. Bàn luận về sự lạc lõng của nhân vật Quỳnh
D. Bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
Bài giải chi tiết:
Đáp án A. Bàn luận về vấn đề nhân dạng của con người.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả phủ định quan điểm nào về nhân dạng?
A. Nhân dạng không giống như “nước sơn” trong câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
B. Nhân dạng là thứ thuộc về cá nhân, hoàn toàn do cá nhân định đoạt.
C. Nhân dạng chịu sự chi phối của chuẩn mực và các quy tắc thẩm mĩ của cộng đồng.
D. Chỉ khi có nhân dạng bình thường, con người mới không trở nên lạc lõng.
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Nhân dạng là thứ thuộc về cá nhân, hoàn toàn do cá nhân định đoạt.
Câu 3: Trong đoạn trích, ý “những giới hạn được xem là hợp thức” nhằm chỉ những điều gì?
A. Những điều phổ biến trong xã hội
B. Những điều không phổ biến trong xã hội
C. Những điều phù hợp với quy chuẩn xã hội
D. Những điều không phù hợp với quy chuẩn xã hội
Bài giải chi tiết:
Đáp án C. Những điều phù hợp với quy chuẩn xã hội.
A. Nhân dạng
B. Chuẩn mực
C. Cộng đồng
D. Giới hạn
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Chuẩn mực
Câu 5: Đoạn trích KHÔNG nói đến cặp nhị phân bình thường và bất bình thường trên phương diện nào?
A. Trí tuệ
B. Giới tính
C. Hành vi
D. Cảm xúc
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. Cảm xúc
Bài tập 4: Đọc lại văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường trong SGK (tr. 111 – 115 ) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
Bài giải chi tiết:
Văn bản bàn luận về những nét đặc sắc của bài thơ Hoàng Hạc lâu tổng Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch.
Bài giải chi tiết:
- Tác giả phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng theo bố cục của bài thơ: vẻ đẹp của hai câu thơ đầu – nói tới người ra đi; vẻ đẹp của hai câu kết – nói về tâm tình của người ở lại.
- Luận điểm được triển khai theo bố cục của bài thơ: hai câu đầu và hai câu kết.
- Mỗi phần tương ứng với một luận điểm. Điều này giúp tác giả có thể phân tích được vẻ đẹp của thi phẩm trong tính chỉnh thể của nó.
Bài giải chi tiết:
– Nội dung được tác giả phân tích trong hai câu thơ đầu:
+ Mối quan hệ thân tình giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
+ Thời gian và không gian đưa tiễn.
– Để làm nổi bật hai nội dung trên, tác giả đã đi sâu phân tích yếu tố từ ngữ, hình ảnh của bài thơ:
+ Yếu tố từ ngữ: vừa phân tích từ, vừa đánh giá vị trí, sự kết hợp của các từ. Giải thích và cảm nhận về ý nghĩa của các từ ngữ: cố nhân, tây từ; xuất phát từ hiểu biết về địa lí Trung Hoa (hướng chảy của các dòng sông lớn) để đánh giá tính chính xác của cách nói: tây từ, há đồng thời lí giải cách nói từ biệt lầu Hoàng Hạc.
+ Yếu tố hình ảnh: chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh lầu Hoàng Hạc.
Bài giải chi tiết:
- Nội dung được tác giả phân tích trong hai câu thơ cuối: tình cảm của người ở lại dành cho người ra đi.
- Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả tiếp tục phân tích các yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong hai câu thơ.
Câu 5: Em có nhận xét gì về lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản?
Bài giải chi tiết:
- Lí lẽ được tác giả sử dụng trong văn bản rất hợp lí và thuyết phục, bởi tác giả đã xuất phát từ chính ngôn từ, hình ảnh của thi phẩm để phân tích, lí giải và đưa ra nhận xét.
- Bằng chứng rất phong phú, được chọn lựa và phân tích kĩ càng, bao gồm cả bằng chứng trong tác phẩm và bằng chứng từ các văn bản khác, giúp gia tăng sự so sánh và liên tưởng.
Bài giải chi tiết:
Những hiểu biết của tác giả về mối quan hệ giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch, đặc điểm của các dòng sông và đặc điểm thơ tổng biệt Trung Hoa được thể hiện trong văn bản đã giúp người đọc hiểu hơn về mạch cảm xúc, lí giải sâu sắc hơn vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật và đặc điểm thể loại của bài thơ. Những hiểu biết này cũng khiến việc phân tích, lí giải của tác giả bài nghị luận vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, tạo nên sức thuyết phục và hấp dẫn cho văn bản.
Bài giải chi tiết:
Khi phân tích một tác phẩm thơ, cần bám sát từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Đặc biệt, khi phân tích thơ Đường luật, cần bám sát cả bản phiên âm và bản dịch nghĩa.
Bên cạnh bằng chứng từ văn bản cần phân tích, có thể mở rộng, liên tưởng, so sánh, đối chiếu với các văn bản khác để làm nổi bật đối tượng phân tích. Nếu có điều kiện, có thể tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, thời đại... Những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn hoá liên quan đến tác phẩm hay đặc điểm riêng của từng thể thơ sẽ giúp những kiến giải về văn bản thêm sâu sắc và thuyết phục.
Bài giải chi tiết:
Tác giả bài nghị luận đã tuân thủ quy định về trích dẫn và tham khảo tài liệu. Ví dụ khi trích nhận định: “Nhiều bài trường thi... không phải là ngoại lệ”, tác giả bài nghị luận đã chú thích rõ tên tác giả của nhận định, tên tài liệu trích dẫn và xuất xứ tài liệu.
Bài tập 5: Đọc đoạn trích viết về tám câu thơ cuối đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Tám câu thơ cuối cùng của toàn đoạn thơ được xây dựng bởi điệp ngữ “buồn trông” ở các câu sáu nhằm diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều. Dường như ở đây không có con người, chỉ có cảnh vật hay đúng hơn, chỉ còn tâm trạng. Đây là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong “Truyện Kiều”. Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, Nguyễn Du luôn luôn lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Tính chất truyền thống ấy biểu hiện qua sự chi phối của lô-gíc nội tâm đối với lô-gíc cảnh vật khách quan, qua bút pháp phác hoạ và khái quát, qua hình tượng và ngôn ngữ ước lệ công thức.
Nhưng ở đoạn thơ này, cảnh vật thiên nhiên lại được miêu tả hết sức chân thực như cửa biển, cánh buồm, nội cỏ, chân mây với một số đường nét, màu sắc, âm thanh sinh động như “ngọn nước mới sa”, “một màu xanh xanh”, “ầm ầm tiếng sóng Tất cả hình bóng thiên nhiên chân thực, sinh động nói trên cùng với cảnh vật trong nhiều đoạn thơ khác như “Lối mòn cỏ nhợt màu sương”, “Vầng trăng ai xẻ làm đôi “Cỏ lan mặt đất”, “gai góc mọc đầy”,... trước hết nảy nở trên rung cảm và quan sát của một tâm hồn nghệ sĩ vốn gắn bó với cảnh vật thiên nhiên, với quê hương xứ sở,... Cuộc sống tiếp xúc với nhiều xứ sở, nhiều cảnh vật là một đặc điểm trong cuộc đời Nguyễn Du. Điều ấy đã để lại ảnh hưởng không nhỏ khi nhà thơ khắc hoạ lại cảnh sắc thiên nhiên trên những trang “Truyện Kiều” của mình.
Bút lực của một thi tài đã phát huy cao độ tính đa nghĩa của ngôn ngữ, tính đa dạng của hình tượng, từ đó tạo nên nhiều tầng ý nghĩa của một từ ngữ, một hình tượng, mở ra trường liên tưởng phong phủ rộng mở. Cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông cũng là tâm trạng và số phận vô định của Thuý Kiều.“Nội cỏ dầu dầu”, giữa “chân mây mặt đất” vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bị thương, tương lai mờ mịt của nàng? Và thiên nhiên dữ dội, “gió cuốn mặt duềnh” “ầm ầm tiếng sóng” như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe doạ đang bao quanh nàng... Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh miêu tả thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người...
(Theo Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2003, tr. 69 – 70)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào mang ý khái quát của cả đoạn?
Bài giải chi tiết:
- Đoạn trích tập trung phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều.
- Để tìm câu văn mang ý khái quát của cả đoạn trích, em chú ý các câu nhận xét tổng hợp, có khả năng bao chứa được thông tin của toàn đoạn. Trong đoạn trích này, đó là câu: “Đây là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong “Truyện Kiều””. Các câu văn khác trong đoạn đều triển khai cụ thể ý này.
Câu 2: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các đoạn văn trong phần trích.
Bài giải chi tiết:
Phần trích gồm ba đoạn văn. Đoạn 1 chỉ ra đặc điểm nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du theo cách thể hiện truyền thống. Đoạn 2 chỉ ra sự khác biệt của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ và lí giải về sự khác biệt ấy. Đoạn 3 phân tích cụ thể hơn về cái “tình”gửi gắm trong một số “cảnh” của đoạn thơ. Như vậy, ba đoạn văn có quan hệ tương hỗ, cùng làm nổi bật nội dung chính của phần trích.
Câu 3: Theo tác giả, thiên nhiên trong đoạn thơ có gì đặc biệt? Điều gì đã tạo nên sự đặc biệt ấy?
Bài giải chi tiết:
- Theo tác giả, điều đặc biệt của thiên nhiên trong đoạn thơ là: “hết sức chân thực”, “sinh động” chứ không “khái quát”, “ước lệ công thức” như nhiều đoạn trích khác trong Truyện Kiều.
- Sở dĩ có sự đặc biệt ấy là bởi ở đây, Nguyễn Du đã vượt qua bút pháp miêu tả thiên nhiên theo lối truyền thống để viết ra từ “rung cảm và quan sát của một tâm hồn nghệ sĩ vốn gắn bó với cảnh vật thiên nhiên, với quê hương xứ sở”, từ sự trải nghiệm, tiếp xúc phong phú của ông với “nhiều xứ sở”, “nhiều cảnh vật”.
Câu 4: Tác giả đã chứng minh như thế nào về “tính đa nghĩa của ngôn ngữ trong đoạn văn thứ 3?
Bài giải chi tiết:
Trong đoạn văn thứ 3, trên cơ sở liên tưởng và suy luận, tác giả đã chứng minh về “tính đa nghĩa của ngôn ngữ” bằng cách phân tích ý nghĩa ẩn dụ trong một vài cách nói, khiến người đọc hiểu mỗi cụm từ, câu không chỉ miêu tả cảnh và một cách thuần tuý mà còn gửi gắm nhiều tầng ý nghĩa. Đoạn “Cánh “hoa trái man mác”... bao quanh nàng” chính là phần chứng minh của tác giả.
Bài giải chi tiết:
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, người viết cần bám sát ngôn ngữ, hình ảnh trong tác phẩm để phân tích, suy luận, lí giải; từ đó nhận ra ý nghĩa được gợi lên từ các câu chữ.
Câu văn: “Tám câu thơ cuối cùng của toàn đoạn thơ được xây dựng bởi điệp ngữ “buồn trông” ở các câu sáu nhằm diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều”.
Bài giải chi tiết:
- Trong đoạn trích, việc so sánh thể hiện ở chỗ tác giả đã chỉ ra sự khác biệt của thiên nhiên trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (đoạn 2) với thiên nhiên mang tính ước lệ truyền thống trong các câu thơ khác của Nguyễn Du trong Truyện Kiều (đoạn 1).
- Việc mở rộng, liên hệ được thể hiện trong đoạn 2 khi tác giả trích dẫn các câu thơ khác cũng gợi tả thiên nhiên một cách chân thực, sinh động. Sự tương đồng này là cơ sở để tác giả đi sâu phân tích ý nghĩa của các hình ảnh thiên nhiên trong đoạn 3.
Nói chung, việc so sánh, mở rộng, liên hệ rất quan trọng trong văn bản nghị luận văn học. Một mặt, nó giúp soi tỏ, làm nổi bật vấn đề nghị luận; mặt khác, lại chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú. Tuy nhiên, cần lưu ý: so sánh, mở rộng, liên hệ chủ yếu làm nổi bật vẻ đẹp và sức hấp dẫn của tác phẩm, không nên viết lan man, phô trương kiến thức, khiến bài viết tản mạn, thiếu trọng tâm.
Bài giải chi tiết:
Để bài văn nghị luận được sinh động, người viết cần trau dồi, rèn luyện khả năng diễn đạt, thể hiện ý tưởng của bản thân bằng những ngôn từ tinh tế, giàu cảm xúc. Chẳng hạn, trong đoạn trích, những cách diễn đạt như: “nảy nở trên rung cảm và quan sát”, “dòng nước mênh mông”,“số phận vô định”, “ẩn dụ về tâm trạng, và cả số phận con người”; cách dùng câu hỏi xen lẫn các câu trần thuật khiến lời văn nghị luận giàu hình ảnh và cảm xúc.
Bài tập 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào việc miêu tả cuộc sống hằng ngày, những cuộc đời quen thuộc ở quanh ta. Đặc điểm của hoàn cảnh được miêu tả như thế có ảnh hưởng đến đặc trưng nghệ thuật của sáng tác Nam Cao. Trong những tác phẩm của mình, Nam Cao đã phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn, xung đột, sự bất mãn sâu sắc của những con người của thời đại ông với hoàn cảnh xã hội và chế độ chính trị đương thời. Ông mong muốn hiểu thấu những vấn đề, những hiện tượng của con người và xã hội, đồng thời ráo riết truy tìm nguyên nhân của những hiện tượng đó. Đọc Nam Cao, có thể thấy ám ảnh trong cái nhìn của ông là tình trạng “sống mòn” của con người và day dứt trong tâm trí ông câu hỏi: Liệu có thể biến đổi thói quen của con người, liệu nhân loại có khả năng thoát ra khỏi tình trạng “chết mòn” hay không?
Những nhân vật của Nam Cao là những “con người nhỏ bé”, những con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Nhà văn, với một sự cảm thông lớn lao, đã chăm chú quan sát cuộc sống hằng ngày của nhân vật. Cái đói, sự nghèo khổ, bệnh tật, tất cả những cái đó cứ đeo đuổi, cứ bám riết trên con đường đời của họ. Trong hoàn cảnh như vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy thật cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh những cuộc đời và số phận, những nét tâm lí và tính cách của nhân vật. Cái nhìn hướng nội, hướng đến đời sống tinh thần đã chi phối mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ tổ chức của tác phẩm, từ cốt truyện, kết cấu xung đột đến không gian và thời gian nghệ thuật.
(Theo Trần Đăng Suyền, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Giáo dục,
2004, tr. 31)
Bài giải chi tiết:
Trong văn bản này, đối tượng nghị luận là sáng tác của Nam Cao nói chung, không phải là một tác phẩm hay đoạn trích cụ thể như trong bài tập 5. Đối tượng nghị luận như vậy khiến tác giả chủ yếu đưa ra các lí lẽ, nhận định mang tính tổng hợp, khái quát chứ không đi sâu vào các bằng chứng cụ thể.
Bài giải chi tiết:
Trong các sáng tác của mình, Nam Cao tập trung “miêu tả cuộc sống hằng ngày” những “con người nhỏ bé”, “bình thường”.
Câu 3: Theo tác giả, Nam Cao có cái nhìn như thế nào về con người?
Bài giải chi tiết:
Trong đoạn trích, tác giả đã hai lần nhắc đến vấn đề “cái nhìn” của Nam Cao. Đó là cái nhìn tập trung vào “tình trạng sống mòn của con người” và “cái nhìn hướng nội, hướng đến đời sống tinh thần” của con người.
Bài giải chi tiết:
Câu văn thể hiện ý kiến sự đánh giá của tác giả về đặc điểm hình thức của tác phẩm Nam Cao: “Trong hoàn cảnh như vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy thật cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh những cuộc đời và số phận, những nét tâm lí và tính cách của nhân vật.”
Bài giải chi tiết:
Em tìm các từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả về thái độ, tình cảm của Nam Cao đối với con người và cuộc sống. Chẳng hạn, Nam Cao là nhà văn luôn “mong muốn hiểu thấu”, “cảm thông” sâu sắc với con người và cuộc sống.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận