Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục đích của việc tham khảo tài liệu từ các nguồn các nhau là gì?
A. Để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
- B. Để đọc được nhiều tài liệu hơn.
- C. Để có thật nhiều kiến thức phong phú.
- D. Để đạt điểm cao hơn cho bài viết, bài nghiên cứu.
Câu 2: Có những cách trích dẫn tài liệu nào?
- A. Trực tiếp.
- B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp và gián tiếp.
- D. Mở rộng và không mở rộng.
Câu 3: Đâu là yêu cầu của việc trích dẫn tài liệu?
A. Nếu rõ tác giả được trích dẫn và xuất xứ của tài liệu.
- B. Trích dẫn nguyên văn, không thay đổi nội dung tham khảo.
- C. Được phép thay tên của tác giả bằng tên của mình.
- D. Thay đổi kết quả nghiên cứu của tác giả theo ý của mình.
Câu 4: Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của việc trích dẫn tài liệu?
- A. Thể hiện sự tìm tòi, chăm chỉ của bản thân.
- B. Thể hiện sự hiểu biết rộng của người viết.
- C. Thể hiện sự phong phú trong bài viết.
D. Thể hiện sự tôn trọng đối với công sức lao động của người khác và tránh đạo văn.
Câu 5: Đâu là những văn bản cần phải trích dẫn tài liệu?
- A. Một bản thiết kế công trình.
B. Bài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận,…
- C. Một bức tranh.
- D. Một album ảnh.
Câu 6: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?
- A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu.
B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.
- C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
- D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.
Câu 7: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?
Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: "Từ nữ tính được sử dụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếu từ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùng để chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặc trưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩn mực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá”.
- A. Mở rộng.
- B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
- D. Cả trực tiếp và gián tiếp.
Câu 8: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?
Lã Nhâm Thìn rất tinh tường: “Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay cụ thể, từ vẻ đẹp trần thể của thân thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương có dụng ý kiến tạo hình tượng theo thể hình tuyệt vời ấy" (Lã Nhâm Thìn, 2016, 206).
A. Trực tiếp.
- B. Gián tiếp.
- C. Cả trực tiếp và gián tiếp.
- D. Mở rộng.
Câu 9: Danh mục tài liệu tham khảo thường được đặt ở đâu?
- A. Đầu các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
- B. Ngay sau phần trích dẫn.
C. Cuối các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
- D. Giữa các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
Câu 10: Chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?
- A. Thư viện, nhà sách.
- B. Thư viện điện tử, website,…
- C. Tạp chí khoa học (giấy, điện tử…)
D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…
Câu 11: Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học là gì?
A. Là loại văn bản làm sáng tỏ các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
- B. Là loại văn bản cung cấp các tri thức về một thể loại văn học cụ thể.
- C. Là loại văn bản cung cấp thông tin về một vấn đề xã hội.
- D. Là loại văn bản bàn luận về một vấn đề trong cuộc sống.
Câu 12: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm văn học?
- A. Thể hiện những đánh giá, nhận xét bao quát, ít bày tỏ quan điểm cá nhân.
B. Thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá và kiến giải của người viết về tác phẩm.
- C. Thể hiện góc nhìn phiến diện, mang tính cá nhân về một khía cạnh của tác phẩm.
- D. Thể hiện những suy tư, trăn trở của người viết về những thiếu sót của tác phẩm.
Câu 13: Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học cần được cấu tạo như thế nào?
- A. Một hệ thống các ý liền mạch, có tính liên kết.
- B. Một hệ thống bằng chứng đa dạng, phong phú.
C. Một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dựa trên lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- D. Một hệ thống các luận điểm đa dạng, lí lẽ phong phú.
Câu 14: Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?
- A. Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.
B. Những phẩm chất cần có ở một tác phẩm cho thiếu nhi.
- C. Phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.
- D. Học cách ứng xử trước những khác biệt ngay trong nội tại một nền văn hóa chính là những trải nghiệm khởi đầu để sống với những khác biệt giữa những nền văn hóa.
Câu 15: Theo tác giả, trong một cộng đồng, số phận một người có nhân dạng dị thường lạc loài sẽ như thế nào?
A. Khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
- B. Khó thể dung hòa được với cộng đồng của mình.
- C. Khó có thể tồn tại được lâu dài trong cộng đồng của mình.
- D. Khó có thể phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
Câu 16: Tác giả đã lập luận như thế nào về lí do mà cậu bé Quỳnh bị cô lập?
- A. Bạn bè đã dành cho em một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng.
- B. Vì bản thân Quỳnh coi sự cô lập của bạn bè là tự nhiên và chấp nhận nó.
- C. Vì khi bị cô lập, Quỳnh đã phản ứng thái quá nên càng khiến bạn bè xa lánh hơn.
D. Một mặt, ạn bè đã dành cho em một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác, bản thân Quỳnh coi cách ứng xử của bạn bè là tự nhiên và chấp nhận nó.
Câu 17: Đâu không phải lí do cho việc cần phải nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực văn hóa của cộng đồng được nhắc đến trong bài viết?
- A. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, những thứ tồn tại thứ cấp mà nên hình dung chúng như những thứ tồn tại khác.
- B. Sự tôn trọng những khác biệt đang là đạo lí sống của con người trong một thời đại mới.
C. Xã hội sẽ trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
- D. Nếu không hiểu về sự khác biệt, một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhất cũng có thể gây ra những hành vi thật tàn nhẫn.
Câu 18: Đâu không phải dẫn chứng mà người viết đưa ra để bảo vệ cho lí lẽ: “Không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”?
- A. Khải đẹp trai, có tình cảm chân thành nhưng có phần lạm dụng những chiến thuật, tiểu xảo, có lúc nhỏ nhen.
B. Quỳnh yếu đuối, mong manh, dễ tổn thương nhưng nhân hậu, ấm áp.
- C. Nga nhân hậu nhưng không thật sâu sắc.
- D. Luận tinh nghịch, vô tâm nhưng cũng biết chạnh lòng.
Câu 19: Vì sao người viết cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải?
- A. Vì câu chuyện truyền tải sẽ chân thực và giàu sức thuyết phục hơn.
- B. Vì người lớn có sự trải nghiệm, có thể thấu hiểu được tâm lý trẻ thơ dễ dàng.
- C. Vì người lớn có cái nhìn sâu sắc, nhiều góc độ.
D. Vì qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị.
Câu 20: Truyện Kiều có vai trò như thế nào trong dòng chảy văn học Việt Nam?
A. Vô cùng quan trọng, nó không chỉ là câu chuyện về văn chương Việt mà còn là ý thức về bản ngã về văn hóa Việt, bản sắc Việt, tâm hồn Việt.
- B. Khởi nguồn cho văn học viết, góp phần hoàn thiện thể lục bát, đạt đến trình độ đỉnh cao.
- C. Đưa thể loại truyện thơ Nôm đạt đến trình độ hoàn thiện, đánh dấu sự ra đời của văn học viết.
- D. Là nơi lưu giữ toàn bộ văn hóa, kí ức dân tộc.
Câu 21: Ru Kiều đem lại giá trị nhân văn to lớn nào?
- A. Truyện Kiều chứa đựng câu chuyện tình yêu rất lãng mạn, ngọt ngào.
B. Truyện Kiều chứa đựng những bài học cuộc đời, nói lên được tấm lòng, tình cảm, mong ước của bà, của mẹ.
- C. Truyện Kiều chứa đựng những mảnh trò, gây được tiếng cười.
- D. Truyện Kiều chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh
Câu 22: Nhận xét đặc điểm của lời dẫn gián tiếp sau:
Người đó nói rằng anh ta cảm thấy rất vui mừng và tự hào về thành tựu của chúng ta.
A. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách phù hợp với ngữ cảnh và phong cách của bài viết.
- B. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách cứng nhắc, thiếu tinh tế.
- C. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sáng tạo nhưng làm mất đi thông tin quan trọng.
- D. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sai lệch.
Câu 23: Đạo văn là gì?
- A. Là một đoạn văn được người khác hướng dẫn và sau đó chỉnh sửa cho hoàn thiện.
- B. Là khai thác, sử dụng ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu của người khác để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
C. Là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình.
- D. Là diễn giải các ý tưởng và luận cứ khoa học, đánh giá, bình luận và thiết lập được các mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu với những kết quả đã được công bố trước đó.
Câu 24: Cách dẫn gián tiếp là gì?
A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
- B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, có đặt trong dấu ngoặc kép.
- C. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
- D. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
Câu 25: Cách dẫn trực tiếp là gì?
- A. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
- B. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
C. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
- D. Thuật lại có điều chỉnh cho phù hợp lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận