Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 9 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Đồng tình

Tác giả đã có cách nhìn sâu sắc và toàn diện về ý nghĩa của hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm. Thay vì chỉ nhìn chiếc bóng như một biểu tượng của sự ác độc và bi kịch, tác giả đã mở rộng cái nhìn để thấy được cả tình yêu vợ chồng ẩn sau đó. Chiếc bóng không chỉ là nguyên nhân gây ra sự chia lìa, mà còn là biểu tượng của sự gắn kết, quấn quýt giữa vợ chồng. Khi phân tích rằng "Nàng là hình, chàng là bóng. Bóng với hình quấn quýt không rời", tác giả đã giúp người đọc nhìn thấy được tình yêu sâu đậm giữa hai nhân vật chính. Điều này càng làm tăng thêm nỗi đau đớn, day dứt của Trương Sinh khi phải chứng kiến mất mát tình yêu đó. Có thể nói, cách tiếp cận toàn diện và nhân đạo của tác giả đối với hình ảnh chiếc bóng đã khiến cho những phân tích của ông trở nên vô cùng sâu sắc và thuyết phục.

Bài mẫu 2: Không đồng tình

Em chưa hoàn toàn đồng tình với những phân tích chi tiết của tác giả về hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương". Theo em, chi tiết này chỉ là một chất xúc tác để làm nổi bật bản chất và tính cách của các nhân vật. Trương Sinh được miêu tả là người ít học, nhưng lại có tính hay ghen tuông và thiếu bình tĩnh. Thay vì suy xét kỹ lưỡng, thì hắn đã vội vã đổ lỗi cho vợ mình, Vũ Nương. Điều này phản ánh bản chất con người và chế độ xã hội phong kiến thời bấy giờ, trong đó nam giới thường được ưu tiên hơn. Còn Vũ Nương, dù là người vợ hiền lành và hiếu thảo, nhưng lại không có tiếng nói để tự bào chữa, buộc phải chọn cái chết để giải oan. Thảm kịch của họ bắt nguồn từ những bất công và lạc hậu của chế độ xã hội phong kiến. Nếu Trương Sinh có nhận thức sâu sắc hơn thì chắc chắn sẽ không vội vã phán xét vợ mình dựa trên lời nói của đứa trẻ, mà sẽ xem xét vấn đề một cách cẩn trọng hơn. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã có thể tránh khỏi.

Bài mẫu 3: Đồng tình

Những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng vô cùng sâu sắc, hợp lý. Tác giả cho rằng, chiếc bóng vừa giống như hình bóng quấn quýt của cặp vợ chồng, vừa là nguyên nhân dẫn đến sự chia lìa, đổ vỡ của một gia đình. Theo em, việc tác giả phân tích thêm: “Nàng là hình, chàng là bóng. Bóng với hình quấn quýt không rời” khiến cho người đọc có cái nhìn rộng hơn về ý nghĩa của cái bóng. Cái bóng trong tác phẩm Người con gái Nam Xương vốn chỉ được nhìn về một khía cạnh: cái ác dẫn đến sự oan uổng, bi kịch. Nhưng bằng cái nhìn bao quát, nhân đạo, tác giả bài phân tích còn muốn mượn chính hình ảnh đấy để tô đậm thêm tình cảm vợ chồng. Càng làm đậm nét tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu, Trương Sinh càng đau đớn, day dứt bấy nhiêu. Tóm lại, đọc những nhận định, phân tích chi tiết chiếc bóng của tác giả, ai ai cũng phải gật gù tán thành.

Bài mẫu 4: Đồng tình

Em hoàn toàn đồng ý với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người. Chi tiết này là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh nhân vật Vũ Nương và đẩy bi kịch của tác phẩm lên đến đỉnh điểm. Cái bóng là biểu tượng cho sự oan khuất của Vũ Nương khi nàng là người phụ nữ đức hạnh, nết na, thủy chung, nhưng lại phải chịu oan khuất mà không có cơ hội giải thích. Cái bóng cũng là biểu tượng cho số phận bấp bênh, mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phân tích của tác giả về chi tiết này rất logic, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao. Tác giả đã sử dụng nhiều dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của mình đồng thời cũng nói lên sự tài tình của Nguyễn Dữ.

Bài mẫu 5: Không đồng tình

Em chưa hoàn toàn đồng ý với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người. Chi tiết này chỉ là chất xúc tác để nhân vật được biểu lộ rõ bản chất của mình. Trương Sinh vốn là người ít học nhưng lại có tính hay ghen, không xem xét vấn đề một cách bình tĩnh mà đã vội đổ oan cho vợ. Điều này xuất phát từ bản tính con người và chế độ trọng nam khinh nữ của xã hội xưa. Vũ Nương với bản tính người vợ hiền, hiếu thảo với bố mẹ nhưng vì không có tiếng nói nên phải chọn cái chết để giải oan. Bi kịch của con người còn bắt nguồn từ chế độ hà khắc và lạc hậu của thời kì phong kiến cũ. Nếu đổi lại Trương Sinh có nhận thức sâu sắc hơn chắc chắn sẽ không vì lời nói non nớt của con trẻ mà đẩy vợ mình vào cái chết. Mà thay vào đó sẽ xem xét vấn đề kỹ lượng. Như vậy bi kịch của Vũ Nương sẽ không xảy ra. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? tiếng việt 9 kết nối, tiếng việt 9 kết nối Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác