Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện kí, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 9 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện kí, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Vẻ đẹp ngôn từ của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình. Kiều lại là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

Bài mẫu 2: Vẻ đẹp ngôn từ của đoạn trích “Người con gái Nam Xương”

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, các chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của các mỹ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Bài mẫu 3: Vẻ đẹp ngôn từ của đoạn trích “Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga”

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng với vẻ đẹp ngôn từ bình dị, đơn giản có kết hợp với những bài đồng dao dân gian quen thuộc. Nhân vật Lục Vân Tiên được tác giả khắc họa theo mô típ của truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai khôi ngô, tài giỏi và nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay giải cứu một cô gái xinh đẹp thoát khỏi nguy hiểm, rồi từ ân nghĩa nảy sinh tình yêu. Ngôn ngữ giản dị và khiêm nhường của chàng Tiên đã chạm đến trái tim của người đọc về phẩm chất con người Việt Nam bình di, nhã nhặn "Dẹp rồi lũ kiến chòm ong/Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe nầy?", Hay vì giữ đạo phận nam nhi, biết giữ gìn tiết hạnh cho nàng Kiều Nguyệt Nga nên đã nói: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái, ta là phận trai." Nét chững chạc, đàng hoàng một mực giữ gìn khuôn phép, lễ nghĩa của Lục Vân Tiên được thể hiện khi chàng khuyên Kiều Nguyệt Nga không bước xuống xe. Sử dụng cách xưng hô "nàng" – "ta", tác giả đã cho thấy, Lục Vân Tiên luôn dành cho Kiều Nguyệt Nga một tấm lòng trân trọng, cũng như thái độ lịch sự. Đó là hành động của một con người có học thức, có đọc sách thánh hiền. Với những câu thơ được sử dụng ngôn từ giản dị càng làm cho vẻ đẹp cuả phẩm chất nhân vật trở nên sáng ngời "Vân Tiên nghe nói liền cười/Làm ơn há để trông người trả ơn”.Từ đây ta nhận thấy rằng vẻ đẹp ngôn từ không phải ở những nét sắc sảo, điêu luyện khiến cho người đọc không thể hiểu được. Mà vẻ đẹp ngôn từ chính là sự truyền tải thông điệp ý ngĩa và trọn vẹn nhất. Khiến người đọc nhớ mãi các câu thơ. Đó mới là vẻ đẹp thật sự mà ngôn từ trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” mang lại. 

Bài mẫu 4: Tác dụng của yếu tố kì ảo trong “Truyện người con gái Nam Xương”

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến của tác giả Nguyễn Dữ. Và hình tượng chiếc bóng chính là chìa khóa vàng mở ra sự thành công của câu chuyện. Chiếc bóng xuất lần đầu gián tiếp qua miêu tả của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”. Với vai trò vừa là khơi nguồn và cũng là kết thúc cho sự oan khuất của Vũ Nương, “cái bóng” đã mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Mặt khác thông qua chi tiết này cũng giúp nhân vật bộc lộ rõ tính cách của mình. Chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ, chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha. Với Trương Sinh thì khiến hắn bộc lộ ra bản chất là người hay ghen tuông, thiếu sáng suốt và không tin tưởng vào đức hạnh của vợ mình. Và hơn hết cái bóng ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Đó cũng chính là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Bài mẫu 5: Tác dụng của yếu tố kì ảo trong “Truyện người con gái Nam Xương”

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc; chiếc bóng mang nhiều giá trị mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải. Một mặt, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện cho nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Vì không có chồng ở bên nên chiếc bóng trở thành thứ mà Vũ Nương chỉ vào để dạy con. Cũng chính vì thế mà bé Đản không nhận cha và còn nói rằng cha của bé Đản chỉ biết nín thin thít.Thứ hai , chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, người chồng bốc đồng, hay ghen và không tin tưởng vợ chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị nghi là thất tiết, dẫn đến nỗi oan và cái chết của nàng. Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản chính là chi tiết thắt nút câu chuyện và đến khi Trương Sinh hiểu rõ mọi chuyện, chính chiếc bóng của Trương Sinh lại là thứ giải oan cho Vũ Nương và mở nút câu chuyện. Qua đó, chiếc bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện cho những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện kí, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp tiếng việt 9 kết nối, tiếng việt 9 kết nối Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện kí, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác