Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: "Không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo".

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 9 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: "Không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo".


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Trích dẫn trực tiếp

Em đồng ý với ý kiến "Không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo". Vì việc biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo có thể làm mất tính thực tế và giáo dục của câu chuyện. Những nhân vật hoàn hảo thường không có điểm yếu hoặc sai lầm. Điều này có thể làm cho các em thiếu nhi không thấy được sự đa chiều và phức tạp của con người trong đời thực. Thay vì biến nhân vật thành hoàn hảo, tốt hơn là tác giả nên đưa ra những nhân vật có điểm mạnh và yếu, từ đó rút ra được các bài học bổ ích để các em có thể áp dụng vào trong thực tế. 

Bài mẫu 2: Trích dẫn trực tiếp

Trong văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả cho rằng: ‘Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Đây là quan điểm đúng, thể hiện những điều nên và cần làm cho mỗi tác giả trước khi viết truyện thiếu nhi. “Những nhân vật hoàn hảo” ý chỉ những nhân vật đẹp ở cả ngoại hình lẫn tính cách, mang quy chuẩn của phần đông cộng đồng. Tuy nhiên, trong truyện thiếu nhi, không nên chỉ xuất hiện những nhân vật hoàn hảo tuyệt đối như thế, mà cần phải đưa cả những nhân vật có những đặc biệt ngoại hình hay có những tính cách lệch chuẩn. Như vật trẻ em mới có thể nhận biết được mình nên tôn trọng điều gì và tránh xa điều gì. Đây là một khía cạnh cần được xem xét rất nhiều bởi các nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. 

Bài mẫu 3: Trích dẫn gián tiếp

Trong văn học thiếu nhi, việc biến nhân vật trở nên hoàn hảo có thể dẫn đến việc trẻ em không thể nhận biết được sự thật trong cuộc sống. Việc nhân vật được xây dựng quá hoàn hảo có thể làm tăng cảm giác không tự tin và tự ti ở trẻ em. Khi họ không thể đạt được mức độ hoàn hảo như vậy. Nhân vật không hoàn hảo sẽ giúp trẻ em nhận thức được rằng mọi người đều có điểm yếu và khuyết điểm. Và điều quan trọng là cố gắng vượt qua và học từ chúng. Vì vậy, việc giữ nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi thực tế và tương đối hoàn hảo sẽ giúp trẻ em phát triển tư duy và ý thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Và em hoàn toàn đồng ý với ý kiến “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”.

Bài mẫu 4: Trích dẫn trực tiếp

“Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Thực ra cảm hứng về cái hoàn hảo là một hạn chế phổ biến trong văn học Việt Nam nói chung. Chính bởi cảm hứng xây dựng những nhân vật hoàn hảo nên các nhà văn Việt Nam, trong nhiều trường hợp, khi viết cho người lớn thường gây cho người ta cảm giác họ là những đứa trẻ ngây thơ. Còn khi viết cho trẻ em lại thường gây cho người ta ấn tượng họ là những người lớn đạo mạo và nông nổi. Rốt lại, dù viết cho ai họ cũng không khiến cho người đọc (dù là trẻ em hay người lớn) bắt gặp được mình trên trang sách.

Bài mẫu 5: Trích dẫn gián tiếp

Em đồng ý với ý kiến không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo. Việc này có thể làm mất tính thực tế và sự đa chiều của câu chuyện, không giúp trẻ em hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người. Nhân vật hoàn hảo không có điểm yếu hay sai lầm, làm cho câu chuyện trở nên thiếu cảm xúc và không thú vị. Thay vào đó, nhân vật nên được xây dựng với đầy đủ các tính cách, từ khả năng tốt đến nhược điểm, từ đó truyền đạt được thông điệp rõ ràng và sâu sắc hơn. Các nhân vật đa chiều và phức tạp hơn sẽ giúp trẻ em học được cách xử lý tình huống và đối diện với thử thách trong cuộc sống. Điều này cũng giúp trẻ em hiểu rằng không ai hoàn hảo và quan trọng là cách chúng ta học hỏi từ những sai lầm và trải nghiệm của mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: "Không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo" tiếng việt 9 kết nối, tiếng việt 9 kết nối Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: "Không nên biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo".

Bình luận

Giải bài tập những môn khác