Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện).
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 9 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện).
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài mẫu 1: Truyện Người con gái Nam Xương
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có biết bao tác phẩm đã nói đến số phận bất hạnh, hẩm hiu của những người phụ nữ sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc, không có tiếng nói. Ta bắt gặp nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với cuộc đời đầy sóng gió thì đối với truyện của Nguyễn Dữ, ta gặp một Vũ Nương tài sắc vẹn toàn nhưng lại chết oan uổng.
Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, ông là một trong những nhà văn trung đại nổi tiếng sống ở thế kỉ XVI. Ông sống ở thời đại xã hội lúc này loạn lạc, lợi dụng triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến thi nhau tranh giành sự ảnh hưởng, dẫn tới các cuộc chiến tranh kéo dài. Ông là một trong những học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong giai đoạn đất nước trải qua nhiều biến động, chế độ đương triều mục nát, nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật chăm sóc mẹ già. Các sáng tác của ông luôn ẩn chứa những lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, trái ngược với hình ảnh lui về ở ẩn của ông.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong tác phẩm "Truyền kì mạn lục" ra đời khoảng đầu thế kỉ XVI Truyện được viết bằng chữ Hán có cốt truyện từ "vợ chàng Trương" được Nguyễn Dữ mô phỏng và sắp xếp xen lẫn những yếu tố kì ảo.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là thể loại truyện truyền kỳ - một loại truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc trưng của thể loại truyện này đó là mô phỏng các tích truyện lấy từ dân gian hay dã sử, đặc biệt là sự xuất hiện của yếu tố kì ảo.
Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của người con gái Vũ Nương. Nàng là một người xinh đẹp "tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Nàng mang vẻ đẹp toàn diện về hình thức và tâm hồn, đó chính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng được rất nhiều người để ý. chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng xin cưới càng nhấn mạnh thêm nhan sắc và nhân phẩm của nàng.
Vũ Nương có nhiều phẩm chất cao quý, nàng là một người mẹ tốt, là một nàng dâu đảm. Khi chồng lên đường ra trận, nàng một mình gồng gánh mọi việc trong gia đình. Nàng hết lòng chăm sóc, động viên mẹ chồng mau chóng khỏi bệnh. Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu chưa bao giờ là hoà hợp:
"Thật thà cũng để lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng"
Từ những lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi đã thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm chăm sóc mẹ chồng của Vũ Nương, nàng đã xoá tan đi cái định kiến mẹ chồng nàng dâu từ bao đời nay. Những lời cảm tạ của mẹ chồng cho thấy tấm lòng yêu thương của bà đối với Vũ Nương, coi Vũ Nương như con gái. Khi mẹ mất, nàng lo toan ma chay cho mẹ chồng chu đáo như với bố mẹ ruột của mình.
Không chỉ là nàng dâu thảo, Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung. Từ lúc cưới nhau, nàng đã biết tính chồng mình hay ghen, nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải to tiếng. Nhờ sự vụ vén của Vũ Nương mà gia đình nàng luôn được sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc.
Ngày tiễn chồng ra trận, nàng không mong chồng giàu sang phú quý, nàng chỉ mong chồng lành lặn trở về "chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên". Quãng thời gian dài xa chồng, nàng chu toàn mọi việc, chăm sóc con cái, giữ tấm lòng son sắt chờ chồng. Ngay cả khi chồng về và có sự nghi ngờ, nàng vẫn dành những lời lẽ thiết tha dịu dàng mong chồng hiểu cho tấm lòng của mình.
Khi bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi, không cho cơ hội giải thích, nàng đau khổ, cố gắng thanh minh không một lời oán trách. Nàng chỉ còn biết tìm tới cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Trong quan niệm lễ giáo phong kiến xưa, đàn bà có chồng mà không chung thuỷ, được coi như là một tội đáng trách. Những cô gái xinh đẹp như Vũ Nương khó thoát khỏi kiếp "hồng nhan bạc mệnh".
Khi được Linh Phi ra tay cứu giúp, được sống một cuộc sống an nhàn, nàng vẫn không nguôi nhớ về chồng con, về quê nhà. Việc gặp Phan Lang dưới thuỷ cung và gửi vật làm tin về cho thấy nàng đã sẵn sàng tha thứ cho người chồng của mình.
Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện ở bến sông Hoàng Giang, không một lời trách móc mà nhẹ nhàng "đa tạ tình chàng. Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Ta không chỉ thấy Vũ Nương là một người phụ nữ đức hạnh mà còn là một con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu.
Mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nhưng cuộc đời nàng đầy oan nghiệt. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc hôn nhân của nàng đã khôn có sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, nàng là một người công dung ngôn hạnh nhưng chồng nàng thì ngược lại, ít học, hay ghen. Lấy chồng chẳng được bao lâu, chồng đi chinh chiến, một mình vò võ nuôi con. Cứ ngỡ khi chồng trở về sẽ được sống trong hạnh phúc, nhưng bi kịch lại ập tới số phận nàng. Dù sống trong nhung lụa nhưng nỗi nhớ chồng con khôn nguôi. Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh, sống trong xã hội phong kiến bất công.
Đẩy nàng tới cái chết trực tiếp lại chính là người chồng Trương Sinh của nàng. Vì tính đa nghi, ít học, hay ghen đã khiến Trương Sinh mờ mắt. Khi hiểu ra mọi chuyện đã quá muộn, Trương Sinh đành ôm nỗi ân hận suốt đời. Hình ảnh Trương Sinh đại diện cho những người đàn ông vũ phu, gia trưởng đẩy người phụ nữ vào bi kịch mất mạng.
Đặc sắc nhất ở tác phẩm chính là tình huống truyện độc đáo, đẩy câu chuyện lên cao trào. Cái bóng chính là sự hiểu lầm dẫn tới cái chết oan của Vũ Nương, nhưng cũng chính cái bóng đã giải oan cho nàng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một điểm nhấn, bút pháp miêu tả nội tâm phong phú, mạch truyện đặc sắc, hợp lý.
Thông qua tác phẩm, ta cảm nhận được số phận bất hạnh của Vũ Nương đồng thời phản ánh bi kịch của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến mục nát.
Bài mẫu 2: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Trong kho tàng dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích hay là những câu ca dao thấm đượm chất trữ tình ... Tất cả đều chứa chan những nội dung, ý nghĩa nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trong đó, ta không thể không kể đến “Sơn Tinh Thủy Tinh” – một câu chuyện gần gũi với tất cả mọi người dân Việt Nam. “Sơn Tinh Thủy Tinh” cũng là một câu chuyện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Trước hết, “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã giúp người đọc khám phá ra được tình yêu mà Sơn Tinh, Thủy Tinh dành cho Mị Nương, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được sức mạnh cũng như tài năng xuất chúng hơn người của hai vị thần này. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy được Mị Nương và sẵn sàng chấp nhận điều kiện thách cưới đầy khó khăn của vua Hùng. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh không ngần ngại, không quản gian lao mà tìm bằng đủ số vật lễ cưới do vua Hùng ban ra, toàn là những của hiếm trên trời dưới bể: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... Rồi sau khi Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì nhanh chân hơn thì Thủy Tinh đã đuổi theo để cướp lại công chúa. Cuộc chiến ngang sức ngang đã phần nào thể hiện được sức mạnh và bản lĩnh của hai vị thần. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều giỏi, kẻ tám lạng, người nửa cân. Người cho nước sông dâng lên cao, kẻ thì cho núi đá vươn tới tận trời xanh.
Nhưng, “Sơn Tinh Thủy Tinh” còn có ý nghĩa sâu sắc hơn như thế, bởi nó đã phản ánh được cuộc sống của nhân dân ta thời xưa khi phải chống chọi lại với những tai họa, thảm họa của thiên nhiên. Nhân dân ta từ thời xa xưa (thời của các vị vua Hùng) đã biết cách ra sức để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ đắp đê thật vững chắc để lũ lụt không thể ập vào đất liền, biết lên chỗ cao hơn mực nước biển để trú..
Sau câu chuyện ta như thấy được phần nào những khó khăn của người Việt xưa, luôn phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước khó khăn, họ không khuất phục, bằng ý chí nghị lực của mình đã luôn cố gắng khắc phục thiên tai bão lũ, đắp đê ngăn lũ, phòng ngừa thiên tai, gia cố nhà cửa.
Như vậy, truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thực sự có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và gợi cho chúng ta ngày nay nhiều bài học có giá trị. Phải biết chăm lo đề điều để phòng chống lại những thiên tai bão lũ bất ngờ ập đến.
Bài mẫu 3: Truyện Dế Chọi
Bài viết Mỗi tác phẩm đều mang trong mình một ý nghĩa nhân sinh vượt thời đại mà nhà văn gửi gắm. Với lý tưởng cao đẹp ấy mà Bồ Tùng Linh, một văn sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã viết nên Liêu Trai chí dị để vạch mặt tố cáo tầng lớp quan lại dưới thời kỳ nhà Thanh. Tiêu biểu trong tập truyện ấy, phải kể đến Dế chọi, trích trong thiên truyện nhưng lại được bao hàm nhiều nội dung quan trọng của mạch thiên truyện.
Dế chọi được trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu Trai) của Bùi Tùng Linh, một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Thanh và dần đi sâu vào văn học Việt Nam và trở nên nổi tiếng từ đầu Thế kỉ mười chín đến nay với nhiều bản dịch khác nhau.
Mở đầu câu chuyện, mở ra không gian triều đình đời Tuyên Đức nhà Minh mê trò chọi dế, một thú vui chốn cung cấm. Vì để làm hài lòng vua, tốt cho việc thăng quan, tiến chức của mình mà hội quan lại, từ Tri huyện đến lý trưởng, du thủ du thực, tới lý dịch đã làm khổ dân chúng. Ép dân chúng không nộp được con dế tốt sẽ bị chịu mọi hình phạt khiến nhiều nhà khuynh gia bại sản. Chính những cái thói đời ấy mà khiến dân chúng chịu khổ. Chỉ vì lòng hư vinh của bọn quan lại, muốn làm vui lòng vua chúa mà ép người khác phải gánh chịu những bất công.
Một trong những nạn nhân của chế độ ấy là Thành, chất phác hiền lành, mỗi việc thi mãi không đỗ, bị ép làm lý chính. Đến hạn nộp dế mà không muốn nhiễu đến dân chúng nên bèn tự mình đi tìm. Tìm từ sáng đến đêm, từ ngày này sang ngày khác, lục tung mọi chỗ mà chỉ bắt được hai ba con nhỏ bé nên không đủ quy cách. Thành bị đánh đập dã man, lúc ấy chỉ nghĩ đến việc tự tử. Ta có thể thấy bi kịch của một người chất phác ở Thành xuất phát từ tình thương và sự lo lắng đến người khác. Gia đình nghèo, hiểu được sự đau khổ của dân chúng nên đành phải hy sinh thân mình. Bi kịch của gia đình thành chính ra cũng bắt nguồn từ thú vui chốn cung cấm
Để giải quyết nỗi lo sợ, muốn tự tử của Thành, vợ chàng phải nghe ngóng và tìm ra thầy bói giỏi, định bụng tìm đến để xem hướng giải quyết. Sau khi đến, vợ thành nhận được sự chỉ điểm từ bức vẽ: “trong vẽ điện gác là chùa chiền, phía sau có hòn núi nhỏ đầy những tảng đá hình thù kì quái, gai góc tua tủa, có con dế nằm dưới, bên cạnh có con ếch như sắp nhảy lên”. Tin rằng sẽ có kết quả và đoán được đó ở gác Đại Phật phía đông thôn, Thành liền lê cơ thể suy nhược tới đó tìm kiếm và thấy được con dế vô cùng khỏe mạnh, phù hợp với những yêu cầu đặt ra. Mừng rỡ vì có con dế, cả nhà sẽ thoát kiếp nạn, cả nhà ai nấy cũng đều vui mừng. Nếu soi chiếu trong hoàn cảnh ấy, con dế chính là “cọng rơm cứu mạng” của Thành. Trong cái thời đại, một con dế quyết định cuộc sống một con người ấy, ta thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự thực về một xã hội coi tính mạng con người không bằng một sinh vật nhỏ bé.
Bi kịch lại tiếp tục xảy đến với gia đình khi nhân lúc cha mẹ không có nhà, đứa con trai chín tuổi lén mở chuồng, làm dế nhảy ra, vô tình làm chết con dế nên bị mẹ la. Sợ sau khi cha về bị trách phạt, đứa con trai đã tự nhảy xuống giếng tự tử mà chết. Trong một ngày, vừa mất dế lại mất cả con, gia đình Thành chìm trong nỗi đau không nói nên lời. May chăng đứa con còn chút hơi thở thoi thóp, cứu lại sống được nhưng lại như mất hồn, sống đơ như khúc gỗ. Vui sướng vì con tỉnh lại nhưng cũng lo sợ vì dế đã chết. Gia đình Thành vẫn không thể thoát ra khỏi kiếp sống đau khổ. Chi tiết tái sinh của con trai thành trong trạng thái đơ như khúc gỗ như báo hiệu sẽ xảy đến chi tiết kì quái nào đó và sự biến đổi trong chính cuộc sống gia đình thành. Và chắc hẳn đây chính là dụng ý nghệ thuật, tác giả đưa vào để giúp gia đình Thành có thể hóa giải bi kịch của hiện tại.
Sau khi con trai tỉnh dậy, sáng hôm sau Thành lại bắt được con dế có hình dáng kỳ quái: “hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài”, có vẻ đây là một con dế có thể giúp Thành thay đổi cuộc đời. May thay, nhờ có con dế này mà chọi đâu thắng đó. Thắng từ con dế tốt nhất làng, tới con gà cũng bị đánh bại. Có lẽ đây không phải là điều trùng hợp, không thể trùng hợp đến mức hôm trước mất dế hôm sau đổi lại một chú dế tốt hơn được. Chắc chắn sau đó đang ẩn chứa những chi tiết mà cần người đọc phải suy nghĩ. Suy nghĩ xem sự xuất hiện của dế có phải ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, phải chăng con dế ấy mang điểm bất thường mà những con dế khác không có. Và chắc hẳn con dế ấy sẽ thay đổi chính cuộc sống hiện tại của gia đình Thành.
Tiếng của con dế đồn xa, sau khi được mang vào cung đấu với các loài dế đặc biệt khác mà Vua nhận được, từ “hồ điệp, đường lang, du lợi đạt, thanh ti đầu”, con nào cũng bị dế chọi đánh thắng. Đã vậy khi nghe tiếng nhạc, dế còn biết nhảy theo. Hài lòng vua, tri huyện mừng rỡ, thưởng cho cả nhà Thành. Từ đó gia đình Thành trở nên giàu có, được thăng quan tiến chức, “giàu sang hơn cả các nhà thế gia” . Đặc biệt, sau một năm, con trai gia đình Thành tỉnh táo lại như thường, nói về một năm trở thành dế chọi. Phải chăng phần hồn của người con đã hóa thành con dế, giúp cha có được ngày hôm nay. Đứa con trai tuy đưa câu chuyện trở nên kịch tính, làm mất đi con dế tốt, nhưng đổi lại lại biến thành con dế tốt nhất cứu được cả gia đình và thay đổi cuộc sống. Chi tiết này là một chi tiết kì ảo, thắt nút và mở nút cho câu chuyện. Cũng từ đó làm nổi bật lên hình ảnh, chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời. Dưới thời đại ấy, thú vui của chốn cung cấm, sẽ quyết định tính mạng của cả một tầng lớp dân chúng. Câu hỏi được đặt ra, liệu rằng khi của cải đã nhiều, chức tước đã đủ, liệu Thành còn giữ được sự chất phác hiền lành như xưa?
Câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo đúng với chất trong thiên truyện Liêu Trai chí dị. mang giá trị hiện thực sâu sắc, câu chuyện đi sâu tái hiện hiện thực thời kì xã hội đen tối. “Dế chọi” đã phản ánh bộ mặt của tầng lớp quan lại, vui lòng vua ham chơi, ham thú vui mà dẫn đến những thảm cảnh của dân chúng bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và dễ đọc. Ý nghĩa được truyền tải và bộc bạch rõ ràng theo trình tự thắt nút - cao trào - mở nút hoàn chỉnh mà không có xung đột mạnh. giúp cho người đọc có thể tiếp cận và thấy được rõ bối cảnh và cuộc sống của thời kỳ.
Bồ Tùng Linh đã đưa Dế chọi đến gần với người đọc bởi sự chân thật cái xã hội đương thời với những ẩn tiết trong tác phẩm. Đây là một tác phẩm hay, đáng đọc bởi trong đó mang ý nghĩa của cả thời đại.
Bài mẫu 4: Truyện thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên - người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn và phẩm chất tốt đẹp. Trong đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã thể hiện được rõ con người và nhân cách của Lục Vân Tiên.
Trên đường đi thi, Vân Tiên bất chợt gặp cảnh lũ cướp hoành hành, không kịp suy nghĩ, hay đắn đo, chàng bất chấp hiểm nguy mà ra tay cứu giúp.
"Vân Tiên ghé lại bên đàng...
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"
Trong hoàn cảnh gấp rút cứu người ấy chàng không kịp chuẩn bị gì mà chỉ tiện tay bẻ cành cây bên đường làm vũ khí chiến đấu với bọn cướp. Chàng không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà còn thể hiện trong lời nói. Chàng chỉ trích và phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng chính là lời tuyên bố về quan điểm sống đầy cao đẹp của chàng. Sống là phải hướng đến bảo vệ cho người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ, đày đọa cuộc sống của họ. Đoạn thơ đã cho thấy Vân Tiên không chỉ có tình thương với con người mà còn có tinh thần trách nhiệm cao cả. Điều này đã được thể hiện trong cảnh chàng chống lại với lũ cướp:
" Vân Tiên tả đột hữu xông...
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong"
Hành động nhanh, mạnh, dứt khoát của Vân Tiên được tác giả ví với người anh hùng Triệu Tử phá vòng đương Dang. Trước sức mạnh và tài nghệ của Vân Tiên, bọn cướp đã bị đánh tan tác, hoảng loạn bỏ chạy, đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ hại người. Sau khi đã dẹp tan bọn cướp, chàng Vân Tiên liền tới gần hỏi thăm người bị nạn:
"Dẹp rồi lũ kiến chòm ong
Hỏi: Ai than khóc ở trong xe này"
Vân Tiên không chỉ cứu giúp mà còn hết lòng quan tâm đến người gặp nạn. Chàng hỏi thăm ân cần, động viên và giúp người bị nạn trấn tĩnh tinh thần. Khi trò chuyện với người bị nạn là Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã biết là nữ nhi nên đã nhanh miệng:
"Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai"
Câu nói ấy đã thể hiện Lục Vân Tiên là một người rất coi trọng đạo lí và khuôn phép xã hội. Không muốn sự gặp mặt sẽ ảnh hưởng đến phẩm tiết của nàng vì "nam nữ thụ thụ bất thân". Có thể thấy Lục Vân Tiên không chỉ là một người có học thức, hơn thế chàng còn là một người hào hiệp, trượng nghĩa. Chàng không muốn nhận sự cúi lạy của Kiều Nguyệt Nga cũng như sự báo đáp của nàng, bởi hành động của chằng xuất phát từ tấm lòng chứ không vì mục đích được đền đáp. "Làm ơn há dễ trông người trả ơn", câu nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga đã khiến cho người đời rất đáng trân trọng và noi theo:
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
Đối với Vân Tiên, chàng coi việc nhân nghĩa trên dời là điều tất yếu, nếu làm ơn mà vì được đến đáp, trông ngóng đến việc trả ơn thì đó không còn là người anh hùng.
Đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực và đầy sống động về người anh hùng trượng nghĩa Lục Vân Tiên, đó là một hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận