Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ sau:...

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 9 bộ kết nối . Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ sau:..


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài mẫu 1: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Bốn câu thơ trong bài thơ Chinh phụ ngâm đã thực sự diễn tả được sự tổn thương, cô đơn và lo lắng của người chinh phụ khi chồng phải ra chiến trường. Bằng cách mô tả khoảng cách địa lý giữa hai người: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió, / Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”, nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh đau buồn, sự xa cách cảm xúc giữa hai trái tim. Người vợ đau lòng khi chồng đi xa, cô đơn khi trở về nơi từng là hạnh phúc nhất của cả hai. Nghệ thuật trong bài thơ còn là sự đối chiếu giữa “chàng” - “thiếp”; “cõi xa” - “buồn cũ”; “mưa gió” - “chiếu chăn”. Bằng cách sử dụng phép đối tài tình trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã lồng ghép sự cô đơn, đau khổ khi xa chồng trong từng chữ câu. Tình yêu thương trong bài thơ không chỉ tự phản chiếu, mà còn lồng ghép với những khắc khoải, mong chờ của người phụ nữ vọng phu. 

Bài mẫu 2: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Bốn câu thơ của bài thơ Chinh phụ ngâm đã diễn tả được những tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra chiến trường ác liệt. Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”  báo hiệu về sự cách trở địa lí. Nơi chốn của hai người giờ chỉ còn mình “thiếp”.  Thể hiện sự cô đơn, buồn tủi đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió”, gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành “buồng cũ chiếu chăn”. Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng dù có là “mây biếc”, “núi xanh” người vợ vẫn luôn hướng lòng tin yêu đối với chồng mình. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên. 

Bài mẫu 3: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người yêu nhau. Từ "cõi xa mưa gió" để chỉ những nơi khó khăn vất vả, nơi bão đạn hòn tên, nơi mạng sống luôn luôn đặt trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Còn nàng, trở lại nơi “buồng cũ chiếu chăn” nhưng giờ đây chẳng còn hơi ấm vợ chồng. Hai câu thơ đã thể hiện lên tình yêu chồng tha thiết của người phụ nữ, lo lắng chàng ở nơi xa lạ. Tác giả sử dụng từ "đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại và cũng hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ, thế nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "muôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện nỗi xót thương não nề của người chinh phụ khi tiễn chồng đi lính.

Bài mẫu 4: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Do hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước, người chồng buộc phải rời xa người vợ trẻ mình yêu quý để bước vào trận chiến. Cuộc chia ly đau buồn và cô đơn khi người vợ lo lắng chồng mình sẽ  phải đối diện với những khó khăn, nguy hiểm và sự nguy cơ mất mạng trong "cõi xa mưa gió". Người vợ trẻ trở về "buồng cũ chiếu chăn", nơi mà cũng chỉ còn là nơi ấm áp cũng như hạnh phúc trong quá khứ. Bằng hai câu thơ đầu, với những cặp từ đối nhau nhưng dường như ta lại thấy được sự liên kết và tương đồng giữa hai người. Điểm nổi bật của câu thơ tiếp theo nằm ở từ “đoái” chỉ sự ngóng trông, đợi chờ mòn mỏi. Nhìn về không giao bao la của “mây biếc trải ngàn núi xanh” nỗi cô đơn như bao trùm nên tất cả trong mắt người phụ nữ. Tác giả đã nêu nên tình yêu tha thiết của người phụ nữ dành cho chồng, lo lắng cho anh ở nơi xa xôi, cũng như đau lòng vì số phận bi ai mà mình phải chịu đựng.

Đoạn văn 5: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm là một khúc ca bi ai của người phụ nữ khi tiễn chồng mình đi chinh chiến không biết ngày sẽ trở về. Với bốn câu thơ trên đã mang lên cho người đọc hiểu được cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Người chinh phụ miễn cưỡng tiễn đưa chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được nhiều chiến công vang dội và trở về trong sự vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi rời xa đó, nàng sống trong tình cảnh cô đơn lẻ loi trong căn “buồng cũ” ngày đêm tựa cửa mong chồng trở về. Thấm thía nỗi cô đơn, buồn tủi đó, nàng chợt nhận ra rằng tuổi thanh xuân của mình đã trôi qua vô nghĩa mà không hề thực sự có tình cảm lứa đôi. Người chinh phụ rơi vào hoàn cảnh cô đơn đến tột cùng. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn buồn tủi ấy. Những ngày sau đó người chinh phụ trở về, luôn “đoái” trông ra không gian bao la với “mây trắng” “núi xanh ngần” nhưng lại càng khiến cho nàng cô đơn hơn bao giờ hết.  Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy của người chinh phụ được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế. Có thể nói rằng, nỗi buồn và xúc cảm chủ đạo bao trùm lên cả đoạn thơ này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ sau:.. tiếng việt 9 kết nối, tiếng việt 9 kết nối Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ sau:...

Bình luận

Giải bài tập những môn khác