Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài Đọc mở rộng trang 23

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài Đọc mở rộng trang 23. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

ĐỌC MỞ RỘNG

Bài tập 1: Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết (chú ý những chi tiết kì ảo), cốt truyện, nhân vật chính, đặc điểm lời người kể chuyện.

Bài giải chi tiết:

Các truyện truyền kì em cần tìm đọc có thể là truyện truyền kì của Việt Nam hoặc của Trung Quốc (đã được dịch ra tiếng Việt). Một số truyện trong các tập Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh),... có thể là những lựa chọn phù hợp. Khi đọc các truyện truyền kì, em cần nắm bắt chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính và một số điểm đáng chú ý về ngôn ngữ của truyện. Em có thể đặt ra và tự trả lời những câu hỏi tìm hiểu các yếu tố của một truyện truyền kì để nắm bắt những đặc điểm quan trọng của tác phẩm: Chủ đề của truyện là gì? Câu chuyện được kể xảy ra ở đâu, khi nào? Không gian, thời gian của truyện có gì đặc biệt? Những chi tiết nào trong truyện có tính chất kì ảo? Câu chuyện có những sự kiện chính nào? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có tính cách gì nổi bật? Tính cách đó được thể hiện như thế nào? Lời người kể chuyện có đặc điểm gì đáng chú ý? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc tác phẩm?

Hãy ghi lại đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Em cần lưu ý Việc này không chỉ giúp em hoàn thành bài tập mà còn là cách chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết Đọc mở rộng tại lớp. Nhật kí đọc sách nên có đầy đủ những thông tin như gợi ý dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc:

Tên truyện, tác giả:

Chủ đề:

Không gian, thời gian:

Chi tiết kì ảo:

Những sự kiện chính và trình tự diễn ra:

Các nhân vật:

Nhân vật chính và tính cách của nhân vật chính:

Đặc điểm của lời người kể chuyện:

Suy nghĩ sau khi đọc tác phẩm:

Bài tập 2: Tìm đọc một số tác phẩm thơ song thất lục bát. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, những đặc điểm nổi bật về thi luật của thơ song thất lục bát như vần, nhịp, số chữ trong mỗi câu thơ, số câu trong một khổ thơ thể hiện qua tác phẩm đã đọc.

Bài giải chi tiết:

So với các thể thơ khác thì thể thơ song thất lục bát không có nhiều sáng tác, nhất là thơ đương đại. Em có thể tìm đọc một số đoạn trích khác từ Chinh phụ ngâm (nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)). Ngoài ra, em có thể tìm đọc thơ song thất lục bát của một số nhà thơ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Trần Tuấn Khải,... và một số nhà thơ hiện đại như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Bích Khê, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,.. Khi đọc, em cần nắm được chủ đề; nhận biết được những đặc điểm nổi bật về thi luật của thơ song thất lục bát như vần, nhịp, số chữ trong một câu thơ, số câu trong một khổ thơ. Em có thể tự trả lời những câu hỏi như: Chủ đề của tác phẩm là gì? Đặc điểm về vấn, nhịp, số chữ trong một câu thơ, số câu trong một khổ thơ của thơ song thất lục bát được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Hình ảnh nào trong bài thơ khiến người đọc chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng và biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Em có cảm nghĩ như thế nào về tác phẩm?

Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em tiếp tục phát triển kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ song thất lục bát. Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.

Bài tập 3: Tìm đọc một văn bản truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách một số yếu tố đặc trưng của truyện thơ Nôm được thể hiện trong văn bản đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

Bài giải chi tiết:

Em có thể tìm đọc tác phẩm truyện thơ Nôm trọn vẹn hoặc tìm đọc một số đoạn trích của tác phẩm. Ngoài những đoạn trích đã học trong SGK, có thể đọc các đoạn khác trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Bên cạnh đó, truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa (khuyết danh), Truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Phạm Thái),.. cũng là những lựa chọn phù hợp. Khi đọc truyện thơ Nôm, em cần nắm bắt chủ đề và một số yếu tố đặc trưng của truyện thơ Nôm được thể hiện trong tác phẩm/đoạn trích đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. Em có thể đặt ra và tự trả lời những câu hỏi tìm hiểu các yếu tố của truyện thơ Nôm như: Chủ đề của truyện là gì? Câu chuyện có những sự kiện chính nào? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có đặc điểm gì nổi bật? Lời thoại của nhân vật có gì đáng chú ý? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc tác phẩm?

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài Đọc mở rộng trang 23

Bình luận

Giải bài tập những môn khác