Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài 8: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 8: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI
Đọc từ câu “Chúng ta đang ở đâu?” đến “không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 20):
Đây có phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu của tác giả không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó?
Bài giải chi tiết:
- Đây không phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu, vì dấu [...] ở đầu đoạn cho biết có phần trước đó đã bị lược.
Bài tập 2 (trang 20):
Hãy tóm lược nội dung của đoạn văn bằng một câu.
Bài giải chi tiết:
- Nội dung của đoạn văn có thể tóm lược bằng một câu: Vũ khí hạt nhân đã trở thành một hiểm hoạ tiềm tàng, đe doạ huỷ diệt toàn bộ Trái Đất.
Bài tập 3 (trang 20):
Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan? Dấu hiệu nào trong câu giúp em nhận biết điều đó?
Bài giải chi tiết:
- Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan.
- Có thể khẳng định như vậy bởi câu văn nói đến thời gian cụ thể, đồng thời sử dụng các số liệu chính xác, có thể kiểm chứng được.
Bài tập 4 (trang 20):
Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.
Câu văn trên có nhằm thể hiện thông tin khách quan không? Vì sao em khẳng định như vậy?
Bài giải chi tiết:
Câu “Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” không nhằm thể hiện thông tin khách quan mà thể hiện những nhận định, đánh giá của tác giả. Câu này là ý kiến chủ quan của người viết, thể hiện sự đánh giá sâu sắc về sự phát triển và ảnh hưởng của ngành công nghiệp hạt nhân đối với thế giới.
Bài tập 5 (trang 20):
Em hãy đặt một câu có sử dụng điển tích thanh gươm Đa-mô-clét.
Bài giải chi tiết:
- Ví dụ: Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc chưa được cắt giảm, điều đó có nghĩa “thanh gươm Đa-mô-clét” vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại.
Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân.” đến câu“Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 – 69) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 20):
Hãy khái quát ý kiến của tác giả thể hiện trong đoạn trích trên.
Bài giải chi tiết:
- Việc khái quát ý kiến của tác giả phải được thực hiện trên cơ sở đặc điểm về hình thức và nội dung của đoạn trích. Em cần nắm bắt đầy đủ mọi khía cạnh nội dung mà đoạn trích thể hiện, từ đó khái quát lại trong một câu.
- Qua đoạn trích, tác giả muốn phát biểu ý kiến: Những gì làm cho cuộc sống con người trên hành tinh trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt ít tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí dành cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Bài tập 2 (trang 20):
Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, cách nêu thông tin khách quan và trình bày ý kiến chủ quan trong đoạn trích.
Bài giải chi tiết:
- Ở đoạn trích, lí lẽ (ý kiến chủ quan) bao giờ cũng được chứng minh một cách thuyết phục bằng các bằng chứng cụ thể, xác thực (thông tin khách quan).
- Chẳng hạn, sau lí lẽ được nêu: “việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là ‘dịch hạch’ hạt nhân” là sự xuất hiện của một loạt bằng chứng (gắn với số liệu đáng tin cậy) với sự đối sánh giữa một bên là chi phí cho chạy đua vũ khí hạt nhân với một bên là chi phí đầu tư để giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm cải thiện đời sống của những người nghèo khổ (về y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm,...).
Bài tập 3 (trang 20):
Theo em, ở đoạn trích này, tác giả quan tâm điều gì qua việc nêu từng thông tin khách quan gắn với ý kiến chủ quan của mình?
Bài giải chi tiết:
- Sự tương ứng giữa những thông tin khách quan và các ý kiến chủ quan cho thấy tác giả thể hiện mối quan tâm đặc biệt: cần phải hạn chế, đi đến loại bỏ vũ khí hạt nhân để vừa tránh cho nhân loại nguy cơ bị huỷ diệt, vừa có kinh phí dành cho những việc cấp thiết như chăm sóc cuộc sống con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.
Bài tập 4 (trang 20):
Để viết được văn bản như đoạn trích này, tác giả cần có những điều kiện nào?
Bài giải chi tiết:
- Để viết được văn bản như phần trích, tác giả cần có một số điều kiện:
- Có sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân của các cường quốc cũng như thực trạng cuộc sống của một số bộ phận nhân loại trên Trái Đất (qua các số liệu chính xác).
- Có tư tưởng chống chạy đua vũ khí hạt nhân một cách quyết liệt, quan tâm sâu sắc đến sự tồn vong của nhân loại, đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ, bệnh tật.
- Có khả năng trình bày vấn đề một cách lô-gíc, thuyết phục bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan.
Bài tập 5 (trang 20):
Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là gì? Đặt hai câu, mỗi câu sử dụng tên viết tắt của một tổ chức quốc tế đó.
Bài giải chi tiết:
- Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là:
- UNICEF: Tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động trên toàn cầu, đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc.
- Đặt câu với tên viết tắt của hai tổ chức quốc tế đó:
- UNICEF luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những trẻ em phải chịu đau khổ bởi chiến tranh, bởi nạn đói hoặc bị bạo hành.
- Hiện nay, FAO đang thực hiện một số dự án quan trọng nhằm cải thiện tình trạng thiếu lương thực ở một số nơi trên thế giới.
Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân.” đến câu“Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 – 69) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 20):
Hãy khái quát ý kiến của tác giả thể hiện trong đoạn trích trên.
Bài giải chi tiết:
- Việc khái quát ý kiến của tác giả phải được thực hiện trên cơ sở đặc điểm về hình thức và nội dung của đoạn trích. Em cần nắm bắt đầy đủ mọi khía cạnh nội dung mà đoạn trích thể hiện, từ đó khái quát lại trong một câu.
- Qua đoạn trích, tác giả muốn phát biểu ý kiến: Những gì làm cho cuộc sống con người trên hành tinh trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt ít tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí dành cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Bài tập 2 (trang 20):
Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, cách nêu thông tin khách quan và trình bày ý kiến chủ quan trong đoạn trích.
Bài giải chi tiết:
- Ở đoạn trích, lí lẽ (ý kiến chủ quan) bao giờ cũng được chứng minh một cách thuyết phục bằng các bằng chứng cụ thể, xác thực (thông tin khách quan).
- Chẳng hạn, sau lí lẽ được nêu: “việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là ‘dịch hạch’ hạt nhân” là sự xuất hiện của một loạt bằng chứng (gắn với số liệu đáng tin cậy) với sự đối sánh giữa một bên là chi phí cho chạy đua vũ khí hạt nhân với một bên là chi phí đầu tư để giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm cải thiện đời sống của những người nghèo khổ (về y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm,...).
Bài tập 3 (trang 20):
Theo em, ở đoạn trích này, tác giả quan tâm điều gì qua việc nêu từng thông tin khách quan gắn với ý kiến chủ quan của mình?
Bài giải chi tiết:
- Sự tương ứng giữa những thông tin khách quan và các ý kiến chủ quan cho thấy tác giả thể hiện mối quan tâm đặc biệt: cần phải hạn chế, đi đến loại bỏ vũ khí hạt nhân để vừa tránh cho nhân loại nguy cơ bị huỷ diệt, vừa có kinh phí dành cho những việc cấp thiết như chăm sóc cuộc sống con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.
Bài tập 4 (trang 20):
Để viết được văn bản như đoạn trích này, tác giả cần có những điều kiện nào?
Bài giải chi tiết:
- Để viết được văn bản như phần trích, tác giả cần có một số điều kiện:
- Có sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân của các cường quốc cũng như thực trạng cuộc sống của một số bộ phận nhân loại trên Trái Đất (qua các số liệu chính xác).
- Có tư tưởng chống chạy đua vũ khí hạt nhân một cách quyết liệt, quan tâm sâu sắc đến sự tồn vong của nhân loại, đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ, bệnh tật.
- Có khả năng trình bày vấn đề một cách lô-gíc, thuyết phục bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan.
Bài tập 5 (trang 20):
Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là gì? Đặt hai câu, mỗi câu sử dụng tên viết tắt của một tổ chức quốc tế đó.
Bài giải chi tiết:
- Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là:
- UNICEF: Tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động trên toàn cầu, đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc.
- Đặt câu với tên viết tắt của hai tổ chức quốc tế đó:
- UNICEF luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những trẻ em phải chịu đau khổ bởi chiến tranh, bởi nạn đói hoặc bị bạo hành.
- Hiện nay, FAO đang thực hiện một số dự án quan trọng nhằm cải thiện tình trạng thiếu lương thực ở một số nơi trên thế giới.
Đọc từ câu “Cảm ơn các bạn đã đến trụ sở Liên hợp quốc ngày hôm nay!” đến câu “Cái chúng ta còn thiếu – thậm chí là cả sau Thoả thuận Pa-ri là vai trò lãnh đạo và mong muốn làm điều cần thiết”, trong văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe doạ sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 21):
Vấn đề cần bàn luận được thể hiện rõ ở những câu nào? Đó là vấn đề gì?
Bài giải chi tiết:
Vấn đề cần bàn luận được thể hiện rõ ở những câu: “Biến đổi khí hậu là vấn đề hạn định thời đại chúng ta – và chúng ta đang ở vào một thời điểm có tính hạn định. Chúng ta phải đối mặt với một mối đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong.”. Đó là tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của tất cả mọi người.
Bài tập 2 (trang 21):
Vấn đề đó có thực sự hệ trọng không? Vì sao?
Bài giải chi tiết:
Để nhận biết tính hệ trọng của vấn đề, cần chú ý các thông tin nói về tác hại của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, em cần suy nghĩ về các khía cạnh: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống của những ai? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Biến đổi khí hậu có liên quan đến chuyện sống còn của nhân loại như nội dung của văn bản nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân không? Trả lời những câu hỏi đó, em sẽ xác định được tầm quan trọng của vấn đề được nêu. Câu trả lời có thể là: Biến đổi khí hậu là vấn đề vô cùng hệ trọng, vì tác hại của nó rất khủng khiếp: đe doạ trực tiếp sự tồn vong của mọi loài trên Trái Đất.
Bài tập 3 (trang 21):
Tác giả văn bản hướng tới những đối tượng nào để tác động? Vì sao?
Bài giải chi tiết:
Tác giả hướng tới những đối tượng khác nhau để tác động: các nhà chính trị, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và công chúng ở mọi nơi. Mỗi đối tượng được nói tới ở đây đều có vai trò quan trọng trong việc góp phần kìm hãm sự gia tăng của biến đổi khí hậu như thực trạng đang diễn ra hiện nay:
Các nhà chính trị là những người có trọng trách trước những vấn đề lớn lao, bởi ở vị thế đó, họ phải có tầm nhìn chiến lược về vấn đề, xây dựng chính sách, có kế hoạch hành động ở tầm vĩ mô, vận động nhân dân ở quốc gia mình tham gia.
Các doanh nghiệp phần lớn gắn với sản xuất công nghiệp, có tác động lớn đến việc làm biến đổi khí hậu, chẳng hạn vấn đề xả khí thải CO2 làm cho Trái Đất nóng lên. Họ phải nhìn thấy hậu quả của việc làm đó để có trách nhiệm cải thiện tình hình.
Các nhà khoa học là những người có tầm nhìn, có kiến thức, có khả năng để xuất các giải pháp khả thi để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Người dân khắp nơi trên thế giới vừa là nạn nhân đồng thời cũng là tác nhân góp phần làm biến đổi khí hậu. Mọi người cần nhận thức được sự hệ trọng của vấn đề để tham gia một cách sâu rộng và có hiệu quả vào việc cải thiện tình hình.
Bài tập 4 (trang 21):
Theo em, việc đại từ “chúng ta” được dùng nhiều lần trong đoạn trích có tác dụng gì?
Bài giải chi tiết:
Không chỉ riêng đoạn trích này mà trong toàn văn bản, đại từ “chúng ta” được sử dụng nhiều lần bởi vì: biến đổi khí hậu tác động đến tất cả mọi người, do đó trách nhiệm đối với việc làm giảm tác hại của biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai.
Bài tập 5 (trang 21):
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ ở câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép: “Tôi đã đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động.”
Bài giải chi tiết:
Ở câu văn đã cho, chủ ngữ là “tôi”, vị ngữ là “đã đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động”. Vị ngữ của câu lại chứa một cụm chủ ngữ – vị ngữ: “các bạn” (chủ ngữ) – “đến đây để nghe tiếng chuông báo động” (vị ngữ). Cụm chủ ngữ – vị ngữ này làm bổ ngữ cho “đề nghị”. Như vậy, về cấu tạo ngữ pháp, đây là câu đơn có một cụm chủ ngữ – vị ngữ bị bao chứa trong một cụm chủ ngữ – vị ngữ khác.
Đọc từ câu “Cái khiến cho tất cả những chuyện này còn gây bối rối hơn đó là chúng ta đã được cảnh báo.” đến câu “Điều này thực sự đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột địa phương vì các nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại.” trong văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe doạ sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72 – 73) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 22):
Văn bản chứa đoạn văn trên thuộc loại văn bản gì?
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. Văn bản nghị luận.
Bài tập 2 (trang 22):
Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn văn?
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Con người chưa có hành động kịp thời trước những tác động của biến đổi khí hậu – điều đã được các nhà khoa học cảnh báo nhiều lần.
Bài tập 3 (trang 22):
Ở câu “Trong một số trường hợp, chúng rất gần với các kịch bản ‘trường hợp xấu nhất’ của các nhà khoa học”, cụm từ kịch bản “trường hợp xấu nhất” được dùng để chỉ điều gì?
Bài giải chi tiết:
Đáp án C. Khí hậu biến đổi mạnh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, theo dự báo của các nhà khoa học.
Bài tập 4 (trang 22):
Phương án nào sau đây thể hiện chính xác nhất yếu tố nổi bật trong đoạn văn?
Bài giải chi tiết:
Đáp án A. Bằng chứng xác thực về tác động xấu của biến đổi khí hậu diễn ra khắp nơi.
Bài tập 5 (trang 22):
Câu “Sự biến đổi khí hậu càng trầm trọng, chúng ta sẽ thấy việc nuôi sống mình càng khó khăn hơn.” có cấu tạo như thế nào?
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó không bao chứa nhau.
Đọc từ câu “Giờ đây chúng ta đang đứng ở ngã tư của sự sinh tồn!” đến “những người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết để sống qua được những tổn hại mà các khí phát thải đó gây ra” trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 73 – 74) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 23):
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Bài giải chi tiết:
Nội dung chính của đoạn trích là: Những giải pháp cấp bách mà tất cả các quốc gia trên thế giới cần thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu một cách kịp thời và hiệu quả.
Bài tập 2 (trang 23):
Qua đoạn trích, em có thể nhận thấy những điều gì ở người viết?
Bài giải chi tiết:
Qua đoạn trích, có thể thấy người viết là một người có vị thế quan trọng, có trách nhiệm, có tầm bao quát và hiểu biết sâu sắc về vấn đề sống còn của đời sống nhân loại, có khả năng nêu lên những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Bài tập 3 (trang 23):
Theo tác giả, cần tiến hành những giải pháp nào để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu?
Bài giải chi tiết:
Để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo tác giả, cần tiến hành một số giải pháp:
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo vì đó là một hướng đi có triển vọng.
Nhận thức cho đúng rằng các hành động cần tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ thuộc về khoa học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Các quốc gia giàu phải cắt giảm lượng khí thải và cần có trách nhiệm nhiều hơn, bởi vì sự phát triển kinh tế của họ chủ yếu là do sản xuất công nghiệp - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các quốc gia nghèo phải hứng chịu nhiều nhất.
Bài tập 4 (trang 23):
Khi bàn luận về vấn đề, tác giả đã thể hiện thái độ của mình bằng cách nào?
Bài giải chi tiết:
Khi bàn luận về vấn đề, tác giả đã thể hiện thái độ bằng cách:
- Kêu gọi trách nhiệm, lương tâm và sự công bằng mà các quốc gia giàu nhất thiết phải có.
- Bày tỏ sự thông cảm sâu sắc đối với các quốc gia nghèo cũng như những tầng lớp người phải gánh chịu những tác động nặng nề khi thảm hoạ do biến đổi khí hậu xảy ra.
Bài tập 5 (trang 23):
Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất và các dân tộc và cộng đồng bình thường nhất lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc loại câu gì? Em dựa vào đâu để xác định như vậy?
Bài giải chi tiết:
Về ngữ pháp, câu đã cho thuộc loại câu ghép đẳng lập. Căn cứ để xác định là câu đó có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó có mối quan hệ đồng đẳng.
Đọc lại văn bản Chuẩn bị hành trang của Vũ Khoan trong SGK (tr. 86 – 88) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 23):
Vì sao tác giả cho rằng, khi con người bước vào thiên niên kỉ mới, việc chuẩn bị hành trang tinh thần là quan trọng nhất?
Bài giải chi tiết:
Thiên niên kỉ mới là thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, do đó, hành trang tinh thần mới là yếu tố quan trọng giúp con người phát triển trí tuệ, tâm hồn, năng lực, để quyết định sự thành công của bản thân.
Bài tập 2 (trang 23):
Tại sao khi nói đến việc chuẩn bị hành trang tinh thần bước vào thiên niên kỉ mới, tác giả lại nhắc đến những điểm yếu của con người Việt Nam?
Bài giải chi tiết:
Trong thời đại khoa học công nghệ, thời đại kinh tế tri thức, để thích ứng với điều kiện mới, con người phải thực sự có năng lực. Những điểm yếu cố hữu của con người Việt Nam (hổng về kiến thức cơ bản; thiên hướng chạy theo những môn học có tính chất “thời thượng” kiểu thực dụng; năng lực thực hành và sáng tạo hạn chế; thiếu đức tính tỉ mỉ; làm việc hơi tuỳ tiện, thiếu khoa học,...) sẽ là những trở lực không nhỏ đối với quá trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước. Bước vào thiên niên kỉ mới, con người Việt Nam cần loại bỏ những điểm yếu đó.
Bài tập 3 (trang 23):
Việc sử dụng những bằng chứng có tính chất đối sánh (chẳng hạn đối sánh giữa người Nhật, người Hoa với người Việt) có tác dụng gì?
Bài giải chi tiết:
Khi đề cập điểm yếu của người Việt Nam, tác giả đưa ra những bằng chứng có tính chất đối sánh (chẳng hạn sự khác biệt giữa người Nhật, người Hoa với người Việt) nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn những điểm yếu của người Việt (trong tương quan với sự tiến bộ của người Nhật, người Hoa) để tìm cách khắc phục.
Bài tập 4 (trang 23):
Đoạn văn nào trong văn bản có tính chất đúc kết mục đích của tác giả khi viết bài nghị luận này? Mục đích đó là gì?
Bài giải chi tiết:
Trong văn bản, đoạn văn cuối có tính chất đúc kết mục đích của tác giả khi viết bài nghị luận. Mục đích đó được thể hiện khá rõ: Người Việt Nam, nhất là giới trẻ, phải nhận thức được những điểm mạnh của mình để phát huy, thấy được những điểm yếu để loại bỏ, như vậy mới có thể đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.
Bài tập 5 (trang 23):
Xét về cấu tạo ngữ pháp, có thể gộp hai câu sau thành một câu được không? Vì sao?
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi.
Bài giải chi tiết:
Xét về cấu tạo ngữ pháp, hoàn toàn có thể gộp hai câu đã cho thành một câu như sau:
“Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo; điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi.”
Khi gộp lại như vậy, cấu trúc ngữ pháp vẫn hợp lí: từ hai câu đơn trở thành một câu ghép đẳng lập, các vế trong câu có quan hệ chặt chẽ với nhau; ý vẫn sáng rõ. Tuy vậy, viết thành hai câu đơn như trong văn bản thì các ý trong mỗi câu trở nên tách bạch hơn. Trong tạo lập văn bản, tuỳ vào mục đích giao tiếp mà ta biểu đạt các ý bằng câu đơn hoặc câu ghép.
Đọc đoạn văn sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Một tương lai tươi sáng mà ở đó mỗi người có triển vọng, có hạnh phúc luôn luôn hấp dẫn. Con người phải có năng lực thiết kế tương lai, nhưng trước hết, phải có khát vọng về một tương lai của chính mình. Khát vọng không chỉ đơn thuần là ước mơ, mà nó còn là sự cố gắng tìm ra con đường đi đến tương lai của con người. Không phải ai cũng có thể thực hiện khát vọng của mình, nhưng nếu không có khát vọng thì không thể có thành tựu. Hơn nữa, khát vọng là biểu hiện tình yêu của con người với cuộc sống, mà tình yêu luôn luôn là động lực cơ bản để con người hoàn thành bất cứ việc gì, con người phải có tình yêu cuộc sống để thiết kế được một tương lai có tính khả thi. Tương lai vô cùng quan trọng với mỗi người, con người phải rèn luyện để có đủ năng lực và tình yêu đối với tương lai của mình. Bằng tình yêu, bằng khát vọng và bằng cả năng lực, con người tưởng tượng và hoạch định tương lai của mình, đồng thời rèn luyện năng lực triển vọng để đi đến miền triển vọng đó.
(Nguyễn Trần Bạt, Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, tr. 321 – 322)
Bài tập 1 (trang 24):
Những từ khoá nào có vai trò quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung chính của đoạn văn?
Bài giải chi tiết:
Đáp án B. tương lai, khát vọng.
Bài tập 2 (trang 24):
Văn bản chứa đoạn văn thuộc loại văn bản gì?
Bài giải chi tiết:
Đáp án A. Văn bản nghị luận xã hội.
Bài tập 3 (trang 24):
Đoạn văn được tổ chức theo hình thức nào?
Bài giải chi tiết:
Đáp án C. Song song.
Bài tập 4 (trang 24):
Dòng nào sau đây nêu đúng ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn?
Bài giải chi tiết:
Đáp án D. Cần phải có khát vọng để xây dựng tương lai bằng năng lực của mình.
Bài tập 5 (trang 24):
Câu “Khát vọng không chỉ đơn thuần là ước mơ, mà nó còn là sự cố gắng tìm ra con đường đi đến tương lai của con người.” thuộc loại câu nào?
Bài giải chi tiết:
Đáp án C. Câu ghép đẳng lập (gồm hai cụm chủ ngữ – vị ngữ có quan hệ đồng đẳng).
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 8: Đọc hiểu và thực hành tiếng
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận