Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 2 Ôn tập bài 8: Tiếng nói của lương tri (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 8: Tiếng nói của lương tri (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên được sáng tác vào năm nào?

  • A. 1925.                  
  • B. 1926.                  
  • C. 1927.                  
  • D. 1928.

Câu 2: Tình hình đất nước khi bài thơ được sáng tác như thế nào?

  • A. Đã giành được độc lập.
  • B. Đang bị thực dân Pháp đô hộ.
  • C. Đang trong thời kỳ phát triển kinh tế.
  • D. Đang trong cuộc chiến tranh lớn.

Câu 3: Tác giả đang ở trong hoàn cảnh nào khi sáng tác bài thơ?

  • A. Đang lưu vong ở nước ngoài.
  • B. Đang bị giam lỏng ở Huế.
  • C. Đang tự do hoạt động cách mạng.
  • D. Đang giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền.

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tâm trạng của tác giả về tình cảnh của bản thân?

  • A. "Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn"
  • B. "Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng"
  • C. "Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa"
  • D. "Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"

Câu 5: Bối cảnh đất nước được thể hiện qua câu thơ nào?

  • A. "Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót"
  • B. "Trời đất may còn thân sống sót"
  • C. "Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn"
  • D. "Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng"

Câu 6: Đoạn một của bài thơ (từ đầu đến "Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh") nói về điều gì?

  • A. Lời kêu gọi cách mạng.
  • B. Nỗi niềm của nhà cách mạng về "hai mươi năm lẻ" đã qua và tình cảnh hiện tại.
  • C. Mô tả cảnh đẹp thiên nhiên.
  • D. Lời ca ngợi thế hệ trẻ.

Câu 7: Bài ca chúc Tết thanh niên được viết theo thể loại nào?

  • A. Thể thơ lục bát.
  • B. Thể thơ song thất lục bát.
  • C. Thể hát nói.
  • D. Thể thơ tự do.

Câu 8:  Đâu không phải là một giải pháp được đề xuất để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trong văn bản?

  • A. Thay đổi nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng sạch.
  • B. Ngăn chặn nạn phá rừng và phục hồi rừng bị tàn phá.
  • C. Gắn kết kinh tế tuần hoàn với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
  • D. Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát triển kinh tế

Câu 9: Theo tác giả, trách nhiệm chính thực thi các giải pháp nêu trên thuộc về ai?

  • A. Chỉ thuộc về các nhà khoa học.
  • B. Chỉ thuộc về các quốc gia giàu có.
  • C. Chỉ thuộc về các doanh nghiệp.
  • D. Thuộc về lãnh đạo các quốc gia, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trên thế giới.

Câu 10: Bằng chứng chủ yếu được sử dụng trong luận điểm 2 là gì?

  • A. Ý kiến chuyên gia.
  • B. Số liệu thống kê.
  • C. Trích dẫn văn học.
  • D. Ví dụ lịch sử.

Câu 11: Theo luận điểm 2, chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ tương đương với:

  • A. Giải quyết nạn đói cho toàn thế giới.
  • B. Xây dựng 10 chiếc tàu sân bay.
  • C. Số tiền cần thiết để giải quyết vấn đề cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
  • D. Thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm

Câu 12: Câu hỏi nào được sử dụng để chuyển sang luận điểm tiếp theo?

  • A. "Làm sao để giảm chi phí vũ khí?"
  • B. "Tại sao các quốc gia lại chạy đua vũ trang?"
  • C. "Phải chăng Trái Đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác?"
  • D. "Làm thế nào để cải thiện cuộc sống cho người nghèo?"

Câu 13: Bài nghị luận được viết vào năm nào?

  • A. 1976.                  
  • B. 1986.                  
  • C. 1996.                  
  • D. 2006.

Câu 14: Tình hình thế giới lúc bấy giờ được miêu tả như thế nào?

  • A. Hòa bình và ổn định.
  • B. Mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe, cuộc chạy đua vũ trang lên đến đỉnh điểm.
  • C. Chiến tranh toàn cầu đang diễn ra.
  • D. Hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ.

Câu 15: Khi viết tắt tên các tổ chức quốc tế, cần lưu ý điều gì?

  • A. Viết thường tất cả các chữ cái.
  • B. Viết hoa tất cả các chữ cái.
  • C. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • D. Viết hoa và in nghiêng.

Câu 16: Đối với tên viết tắt của một tổ chức quốc tế chưa phổ biến, khi xuất hiện lần đầu trong văn bản, cần làm gì?

  • A. Bỏ qua không cần giải thích.
  • B. Chú thích tên đầy đủ và nghĩa.
  • C. Chỉ viết tên viết tắt.
  • D. Chỉ viết tên đầy đủ.

Câu 17: Tên viết tắt UNESCO được đọc như thế nào?

  • A. u-nê-cô.
  • B. iu-nét-xcô.
  • C. u-nét-cô.
  • D. iu-nê-xcô.

Câu 18: Tên viết tắt WHO thường được đọc là gì trong tiếng Việt?

  • A. vô.
  • B. hu.
  • C. về-kép hát ô.
  • D. đáp-bồ-liu hát ô.

Câu 19: UNICEF được đọc như thế nào?

  • A. u-ni-xép.
  • B. iu-ni-xép.
  • C. u-ni-cê-ép.
  • D. iu-ên-ai-xê-i-ép.

Câu 20: Tên viết tắt IMF được đọc trong tiếng Việt là:

  • A. ai-em-ép.
  • B. i-em-ép.
  • C. i em-mờ ép.
  • D. im-ép.

Câu 21: Xác định kiểu câu ghép trong câu sau và cho biết cách nối các vế của mỗi câu: “Cô ấy càng nói, chúng tôi càng thấy cô ấy không hiểu gì về vấn đề đang thảo luận”?

  • A. Câu ghép đẳng lập; các vế câu được nối bằng kết từ: càng … càng.
  • B. Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả; các vế câu được nối bằng dấu phẩy.
  • C. Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nhượng bộ - tăng tiến; các vế câu được nối bằng kết từ: càng … càng.
  • D. Câu ghép chính phụ chỉ uqan hệ điều kiện, giả thiết – hệ quả; các vế câu được nối bằng dấu phẩy.

Câu 22: Xác định kiểu câu ghép trong câu sau và cho biết cách nối các vế của mỗi câu: “Bởi vì anh ấy ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục nên anh ấy rất khỏe mạnh”?

  • A. Câu ghép đẳng lập; các vế câu được nối bằng kết từ “và”.
  • B. Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân – kết quả; các vế câu được nối bằng kết từ: bởi … nên.
  • C. Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến; các vế câu được nối bằng kết từ: và.
  • D. Câu ghép chính phụ có quan hệ sự kiện – mục đích; các vế câu được nối bằng kết từ: bởi … nên.

Câu 23: Khi viết kết bài cho bài văn nghị luận về một ván đề cần giải quyết, em nên:

  • A. Đưa ra thông tin hoàn toàn mới.
  • B. Liên hệ tới trách nhiệm của mỗi người.
  • C. Đặt thêm nhiều câu hỏi mới.
  • D. Chỉ tóm tắt nội dung đã viết.

Câu 24: Khi viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, việc quan trọng nhất là:

  • A. Sử dụng nhiều từ ngữ học thuật.
  • B. Viết càng dài càng tốt.
  • C. Bám sát yêu cầu và dàn ý đã lập.
  • D. Tránh đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi.

Câu 25: Việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong bài nghị luận nhằm:

  • A. Làm cho bài viết dài hơn.
  • B. Tăng sức thuyết phục của bài viết.
  • C. Gây nhầm lẫn cho người đọc.
  • D. Tránh đề cập đến vấn đề chính.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác