Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Viết

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 2: Viết. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 2 – NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG – VIẾT

Bài tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của Nguyễn Khuyến khi nghe tin người bạn (Dương Khuê) qua đời thể hiện trong đoạn thơ sau:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau...

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Bài giải chi tiết:

Tham khảo:

Khổ thơ là tiếng than, tiếng nấc đau đớn của tác giả Nguyễn Khuyến khi nghe tin người bạn Dương Khuê của mình qua đời. Nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời", một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già.  Hai chữ "nước mây" chỉ hai sự vật cách xa, nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh "nước mây" được liên kết với các từ láy "man mác", "ngậm ngùi" diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu. Chữ "bác" trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ "kính" và chữ "lễ" in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: "Bác Dương thôi đã thôi rồi... Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở"...

Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn phân tích bài thơ Đau lòng lũ lụt miền Trung của Phạm Ngọc San.

Bài giải chi tiết:

Tham khảo:

* Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu khái quát cảm nhận của em.

* Thân bài:

- Phân tích chủ đề của bài thơ:

+ Bài thơ viết về sự việc gì?

+ Cảm xúc bao trùm bài thơ?

- Phân tích chi tiết nội dung:

+ Lũ lụt ở miền Trung được miêu tả như thế nào?

+ Người dân trong vùng lũ đã trải qua những hiểm nguy, thiếu thốn, mất mát gì?

+ Nhà thơ có cảm xúc như thế nào trước tình cảnh của người dân sống trong vùng thiên tai?

+ Nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì?

- Phân tích đặc điểm tiêu biểu nghệ thuật:

+ Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để thể hiện những nội dung trên?

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị, sức sống của bài thơ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 2: Viết

Bình luận

Giải bài tập những môn khác