Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Viết một bài văn nghị luận phân tích về một tác phẩm văn học ( Thơ song thất lục bát)

Giải dễ hiểu bài 2: Viết một bài văn nghị luận phân tích về một tác phẩm văn học ( Thơ song thất lục bát). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

VIẾT MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ SONG THẤT LỤC BÁT)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) 

Tác phẩm chọn để phân tích:  đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người Chinh Phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Soạn nhanh:

Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích trong tác phẩm đã diễn tả nỗi cô đơn lẻ loi của người vợ trong những năm tháng chồng đi chiến trận.

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Sự trống vắng đã thể hiện từ những câu thơ đầu tiên. Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Nhìn trong thời đại được soi từ những bóng thơ của Đặng Trần Côn, ta có thể thấy được đây là một thời đại phong kiến loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên. Và số phận người phụ nữ như giếng giữa đàng, “người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”. Người chinh phụ, có lẽ còn đau đớn hơn cả. Sống ở thời đại mà quyền hạn lên ngôi, những người nam giới bắt buộc phải đi lính để tham gia chiến tranh; người phụ nữ chỉ biết ở nhà, cô đơn nơi 4 bức tường vắng và thầm cầu nguyện cho chồng mình có thể trở về. Dù đó là hy vọng mong manh, nhưng người nông dân không có quyền phản kháng lại. Chinh phụ ngâm khúc là nỗi đau xé lòng của người chinh phụ trong cảnh ngày ngày chờ đợi người chinh phu trở về.

 Giữa một không gian tịch mịch “vắng” và “thưa”, người chinh phụ hiện lên như hiện thân của nỗi cô đơn lẻ loi ấy. Nàng đi lại, nhưng đấy không phải là tiếng gọi của tình yêu hay, hay sự mong đợi của tuổi xuân với tình yêu trai gái. Mà đó là những thanh âm của sự lẻ loi, cô độc. Nhịp thơ chậm rãi, tựa hồ như tiếng thở dài của nàng chinh phụ khi hướng về phía xa xăm. Trong căn buồng cô đơn ấy, chẳng có ai tâm sự được với ngoài ngoài cây đèn dầu. Đèn dầu dẫu cũng chỉ là đèn, nhưng chỉ có nó mới có thể nghe được tiếng lòng của nàng. Tiếng lòng cho sự cô đơn, bi ai; cũng là tiếng lo lắng cho số phận chinh phu nơi sa trường.

 

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi

Buồn rầu chẳng nói nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Ngọn đèn vừa chứng kiến vừa soi tỏ nỗi cô đơn của người phụ nữ xa chồng. Khi đối diện với ngọn đèn là người phụ nữ đáng thương ấy đang tự đối diện với chính mình, dưới ánh sáng của ngọn đèn mà tự phơi chải nỗi đau của chính mình. Để rồi những tâm tư ấy bật thành lời tự thương da diết “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Nàng thấy mình chỉ như kiếp hoa đèn kia mỏng manh và dang dở, thấy sự tàn lụi ở ngay trước mắt mình. Nếu ngọn đèn không tắt đồng hành với người phụ nữ trong ca dao 

“ Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”

Ngọn đèn trong đêm với Thúy Kiều đã trở thành nhân chứng của nỗi đau của người con gái tài sắc:

“Một mình một ngọn đèn khuya

Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu ắp lên nỗi nhớ thương”

Hay chính với Vũ Nương, nàng cũng cùng cảnh ngộ với nàng chinh phụ khi có chồng đi lính cũng lấy ngọn đèn bầu bạn cho vơi bớt nỗi cô đơn. Hoa đèn hòa vào bóng người cho thấy bóng hình lẻ loi, đơn côi cô độc của người thiếu phụ. Nỗi niềm ấy như bị nén chặt, đè nặng trong lòng chinh phụ, và trở thành nỗi bi thiết không nói lên lời. Bức chân dung người phụ nữ ấy không chỉ gợi lên qua những bước chân, động tác, cử chỉ, qua gương mặt buồn rầu, qua dáng ngồi bất động trước ngọn đèn khuya mà còn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gian:

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

Tác giả sử dụng eo óc đã diễn tả âm thanh tiếng gà kêu. Đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm thâu. Một đêm có 5 canh, nàng thức trắng đêm 5 canh, nghe được cả tiếng gà kêu thưa thớt trong một khoảng không gian rộng lớn tĩnh mình. Đêm ấy, nàng thức trọn để nghe tiếng lòng của mình, nghe về nỗi sầu, nỗi đau vô hình.Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế dáng điệu võ vàng của người chinh phụ, tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của người chồng. Thiên nhiên có thanh, có sắc mà chẳng có lấy chút niềm vui dù là nhỏ bé, như chính trái tim người thiếu phụ đang độ tuổi xuân thì, khát khao hạnh phúc lứa đôi lại chịu cảnh cô đơn khôn thấu. Ngồi buồn đếm vị thời gian trôi, mỗi khắc thời gian tựa như một năm dài. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, không gian thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:

“Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa”

Hình ảnh so sánh kết hợp với từ láy gợi hình" khắc giờ đằng đẵng như niên" càng tô đậm nỗi nhớ thương, đợi chờ.Tâm trạng của nhân vật trữ tình như đang thấm đẫm, lan tỏa cả trong thời gian và xuyên suốt cả thời gian.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng ba từ “gượng”. Gượng nói về sự gắng gượng, là sự thoát khỏi nỗi bi ai sầu khổ của người chinh phụ. Nàng tìm đến những thú vui đời thường. Nàng đốt hương, tô son điểm phấn, đánh đàn để quên đi nỗi nhớ nhung. Thế nhưng, càng làm vậy nàng càng nhớ đến chồng mình hơn. Đốt hương, tâm hồn lại mê mải. Cầm gương lên soi, nước mắt tuôn rơi. Gảy đàn, không có tâm trạng gảy đến nỗi dây đàn thì đứt, phím loan ngại chùng như càng làm nàng thêm sợ hãi về sự phân ly. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm xuống, luôn đồng hành cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phòng và ngoài phòng và bủa vây khắp không gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình dáng và héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.

"Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến non yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Người chinh phụ đã gom hết những yêu nhớ, thương xót và cả lòng thủy chung của mình vào gió đông gửi tâm tư thầm kín của mình đến non Yên. Non Yên - một hình ảnh ẩn dụ cho sự xa xôi, cách trở của người chinh phụ và kẻ chinh phụ. Những hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đông”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” vừa gợi ra không gian rộng lớn vô tận nói lên khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ vừa biểu đạt được tấm lòng chân thành, nỗi nhớ nhung vô hạn của người vợ nơi quê nhà. Hai từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” đã biểu đạt trực tiếp sắc thái củ nỗi nhớ thương ấy của người chinh phụ. Nếu hai từ “thăm thẳm” gợi nên trường độ của nỗi nhớ nhung trải dài dằng dặc, triền miên trong không gian thì độ sâu của nỗi nhớ được thể hiện qua từ “đau đáu”. Hình ảnh đường lên trời mù mịt, xa xăm cũng giống như bi kịch nỗi nhớ mong của nàng chẳng biết đâu là bến bờ, chẳng biết đến khi nào người chồng trở về để thôi nhớ, thôi mong.

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Trong những dòng thơ cuối, bút pháp tả cảnh ngụ tình một lần nữa được tác giả sử dụng đầy tinh tế. Cảnh buồn với sương đượm cành, thanh âm của tiếng côn trùng réo rắt, mưa phùn mênh mang như chính lòng người thiếu phụ lúc này: buồn ưu, cay đắng, đơn côi giữa dòng đời.

Những vần thơ khép lại nhưng dường như nỗi đau của người chinh phụ vẫn còn đó. Niềm khao khát về một hạnh phúc từ đây mà trở thành niềm khao khát của cả một thời đại, đồng thời lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ tang thương.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác