Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Kết nối bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Nôm

Giải dễ hiểu bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Nôm. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG 

MẸ CHA

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 70

Câu 1: Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?

Soạn nhanh:

Chữ Nôm thể hiện sự trân trọng, đề cao giá trị của tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc, là biểu hiện của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Câu 2: Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.

Soạn nhanh:

Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự)

Nhị độ mai (Khuyết danh Việt Nam)

Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)

Câu 3: Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự gì? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du đã dùng để sáng tác không? Vì sao?

Soạn nhanh:

- Qua chữ quốc ngữ Latin.

- Truyện Kiều cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du đã dùng để sáng tác vì:

Truyện Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm, thể loại chữ do người Việt tạo ra

 Truyện Kiều là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc, thể hiện ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam thời kỳ phong kiến.

Truyện Kiều chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, giúp người đọc hiểu về xã hội phong kiến và giá trị con người.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác