Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối Bài 9: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 9: Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 9: ĐI VÀ SUY NGẪM
Đọc lại văn bản Yên Tử, núi thiêng trong SGK (tr. 91 – 94) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 26):
Trong văn bản Yên Tử, núi thiêng, việc tác giả miêu tả một hành trình giả định cho du khách có ý nghĩa như thế nào? Qua đối chiếu văn bản này với những văn bản thực hiện chức năng tương tự, em có nhận xét gì về mô hình chung của các đoạn văn miêu tả loại hành trình giả định này?
Bài giải chi tiết:
- Giả định được Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Chủ biên) giải thích là: “coi điều nào đó như là có thật, lấy đó làm căn cứ”. Trong văn bản này, hành trình giả định do tác giả tưởng tượng ra, trong đó tác giả đóng vai trò là người dẫn độc giả tham gia cuộc hành hương lên Yên Tử. Qua hành trình giả định này, độc giả hình dung được rõ rệt hơn về các chặng đường mà mình có thể trải qua trên tuyến đường đến với danh lam thắng cảnh Yên Tử.
- Trong các văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh, thường có đoạn miêu tả hành trình giả định. Ở đó, các đại từ ta, chúng ta, bạn luôn xuất hiện cùng với một số mẫu câu quen thuộc: “Ta/ Chúng ta/ Bạn bắt đầu hành trình khám phá ... từ ... Đây là nơi ...”; “Tiếp đó, ta/ chúng ta/ bạn sẽ đi tới ...”; “Ta/ Chúng ta/ Bạn nên ...”.
Bài tập 2 (trang 26):
Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy cho biết vì sao Yên Tử có thể được xem là một quần thể du lịch tâm linh?
Bài giải chi tiết:
Trong văn bản, tác giả không trực tiếp dùng cụm từ “quần thể du lịch tâm linh”, nhưng mọi thông tin đã được trình bày đều hướng đến việc làm rõ đặc điểm này của danh lam thắng cảnh Yên Tử. Yên Tử có thể được xem là quần thể du lịch tâm linh vì:
- Có rất nhiều địa điểm, di tích đáng chú ý, gắn với nhau trong một tổng thể hài hòa.
- Có những cảnh quan làm say lòng người bên cạnh rất nhiều am, chùa thờ Phật hoặc các vị có công trạng trong việc phát triển Phật giáo ở nước ta, làm thoả mãn nhu cầu mộ đạo hay chiêm bái của du khách.
Bài tập 3 (trang 26):
Nêu nhận xét của em về sự pha trộn giữa truyền thuyết dân gian và cứ liệu lịch sử trong cách tác giả diễn giải lai lịch một số đối tượng thuộc danh lam thắng cảnh Yên Tử.
Bài giải chi tiết:
Khi diễn giải lai lịch một số đối tượng thuộc danh lam thắng cảnh Yên Tử, tác giả đã pha trộn truyền thuyết dân gian và cứ liệu lịch sử. Lý do của sự pha trộn này từ các phương diện:
- Phương diện tư liệu về cảnh quan, di tích: Những ghi chép còn lại của chính sử, địa chí về Yên Tử không đủ để giải đáp hết những điều người ta muốn biết về mọi địa danh, di tích ở đây. Vì vậy, những người viết về Yên Tử thường phải huy động thêm những cách giải thích của dân gian trong một số truyền thuyết.
- Phương diện kiểu văn bản cùng tính đặc thù của nó: Một văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử không chỉ hấp dẫn người đọc bằng các thông tin khách quan có thể kiểm chứng mà còn bằng các thông tin về cảm nhận, tưởng tượng, đánh giá của bao thế hệ về đối tượng đó. Loại thông tin thứ hai giúp tạo ra không khí tinh thần đặc biệt cho danh lam thắng cảnh, khiến chúng nhuốm màu huyền thoại, gợi rất nhiều tò mò và khát khao khám phá.
Bài tập 4 (trang 26):
Theo những gì được gợi ra trong văn bản, em cảm nhận như thế nào về vai trò của vua Trần Nhân Tông trong việc tạo cho thắng cảnh Yên Tử một giá trị mới?
Bài giải chi tiết:
Tuy chỉ yêu cầu phát biểu cảm nhận về vai trò của vua Trần Nhân Tông đối với Yên Tử, nhưng câu hỏi cũng gợi ý về những thông tin mà em cần tìm đọc thêm từ các tài liệu có liên quan. Khi trả lời câu hỏi, cần đặc biệt chú ý câu cuối cùng của văn bản để nhận xét về vai trò của vua Trần Nhân Tông, qua đó giúp làm rõ giá trị mới mà ông đã tạo ra cho thắng cảnh Yên Tử.
Bài tập 5 (trang 26):
Tìm hiểu thêm một số sáng tác thơ, văn viết về Yên Tử. Kể tên những tác phẩm mà em đã tìm đọc được (chú ý ghi kèm tên tác giả). Nêu nhận xét chung về sự khác biệt giữa các tác phẩm ấy với văn bản Yên Tử, núi thiêng trên cả hai phương diện nội dung và cách thể hiện.
Bài giải chi tiết:
Để giải quyết yêu cầu của câu hỏi, em có thể sử dụng công cụ tìm kiếm của Google, gõ từ khóa “thơ văn về Yên Tử” để đọc những sáng tác viết về danh lam thắng cảnh này. Khi tìm đọc, em cần chú ý loại trừ các văn bản thuộc loại văn bản thông tin, vì câu hỏi yêu cầu đọc “sáng tác thơ, văn”, tức là những văn bản thuộc thể loại văn học. Dựa trên những kiến thức đã học về các loại văn bản, em có thể đối chiếu các tác phẩm này với văn bản Yên Tử, núi thiêng để tìm ra sự khác biệt về cả nội dung và cách thể hiện.
Bài tập 6 (trang 26):
Chọn trong văn bản một số câu phù hợp để viết lại theo hướng mở rộng cấu trúc của các câu đó. Nêu rõ sự khác nhau giữa câu gốc và câu được viết lại xét từ phương diện cung cấp thông tin.
Bài giải chi tiết:
Ví dụ 1:
- Câu gốc: Từ đó cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục hòa quyện với chùa, am, tháp cổ kính của Yên Tử, vừa như chốn thần tiên, vừa lại gần gũi, gắn bó với con người.
- Câu mở rộng: Từ đó cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục hòa quyện với chùa, am, tháp cổ kính của Yên Tử được các triều đại sau tôn tạo, xây dựng suốt từ chân lên tới đỉnh núi, vừa như chốn thần tiên, vừa lại gần gũi, gắn bó với con người.
Ví dụ 2:
- Câu gốc: Nhưng Yên Tử thật sự trở thành nơi trung tâm, náo nhiệt của Phật giáo Trúc Lâm chỉ từ khi vua Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành.
- Câu mở rộng: Nhưng Yên Tử thật sự trở thành nơi trung tâm, náo nhiệt của Phật giáo Trúc Lâm chỉ từ khi vua Trần Nhân Tông – một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam - đến Yên Tử tu hành.
=> Câu mở rộng cung cấp đa dạng thông tin hơn, làm rõ thêm chi tiết và bổ sung thông tin mới, mang lại cái nhìn đầy đủ hơn về đối tượng và bối cảnh.
Đọc lại văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh trong SGK (tr. 96 – 99) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 26):
Theo em, nếu nhan đề của văn bản được đặt lại là Thú chơi hoa – cây cảnh thì có được không? Vì sao?
Bài giải chi tiết:
Tuy là một yếu tố quan trọng cấu thành văn bản, nhưng nhiều khi nhan đề chỉ mang tính chất gợi hướng cảm nhận, suy luận, không nhất thiết phải “thâu tóm” được đầy đủ nội dung hay tinh thần của văn bản, miễn là những điều triển khai sau đó không đi chệch ra ngoài cái hướng do chính nhan đề gợi ra. Trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản, các khái niệm “thú” hay “văn hóa” có thể mang nghĩa tương đương, tùy thuộc vào cách tác giả quan niệm hoặc làm rõ nội dung của khái niệm "thú" (suy cho cùng, đằng sau mỗi cái thú luôn có một nền tảng văn hóa nào đó).
Bài tập 2 (trang 26):
Em hiểu như thế nào về khái niệm thiên nhiên thứ hai được tác giả sử dụng trong văn bản? Thiên nhiên thứ hai đó cho biết điều gì về lịch sử phát triển của loài người?
Bài giải chi tiết:
Khi trả lời câu hỏi này, em cần tự đặt cho mình một số câu hỏi tìm ý như: Phải chăng thiên nhiên thứ hai là thiên nhiên có sẵn? Có phải ngay từ thuở ban sơ, con người đã tạo được thiên nhiên thứ hai? Thiên nhiên thứ hai xuất hiện khi nào và sau những hoạt động gì của con người? Cần chú ý các từ khóa đã được tác giả nhắc đến như “lệ thuộc,” “ứng biến – thích ứng,” “biến đổi,” “xây dựng” để có thể vẽ ra sơ đồ đơn giản về lịch sử phát triển của loài người (xét theo quan hệ giữa con người với tự nhiên, thiên nhiên).
Bài tập 3 (trang 26):
Khi nói về cách ứng xử của người Việt với thiên nhiên, tác giả đã triển khai những thông tin chính nào?
Bài giải chi tiết:
Khi nói về cách ứng xử của người Việt với thiên nhiên, tác giả đã triển khai những thông tin chính sau:
- Thông tin về các công trình nhân tạo được bố trí hài hòa với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
- Thông tin về sự tồn tại trải đều trên nhiều vùng đất của các làng, trại, chợ hoa – cây cảnh.
- Thông tin về cách người Việt đưa thiên nhiên vào mỗi ngôi nhà, vào từng không gian cư trú riêng tư.
Bài tập 4 (trang 26):
Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng, em sẽ bổ sung như thế nào? Nêu phương án phân bố các cứ liệu em vừa tìm được vào các đoạn cụ thể của văn bản.
Bài giải chi tiết:
Câu hỏi yêu cầu em ghi lại những liên tưởng nảy sinh khi đọc chuỗi dẫn chứng mà tác giả đưa ra trong các đoạn nói về văn hóa hoa – cây cảnh của người Việt. Đó có thể là những câu thơ, văn khái quát về tình cảm của con người đối với thiên nhiên hay những từ ngữ mang tính ẩn dụ thể hiện cách nhìn thiên nhiên như đối tượng có linh hồn. Các ngữ liệu mới mà em chợt nghĩ đến hoặc vừa tìm ra có thể được đặt xen kẽ hoặc tiếp nối chuỗi dẫn chứng do tác giả nêu sau từng thông tin khái quát. Ví dụ: Em có thể bổ sung câu thơ sau đây để minh họa cho ý nói về việc người Việt biết chọn nơi non nước hữu tình để xây dựng đền – chùa – tháp – miếu:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây.
(Nguyễn Khuyến, Nhớ cảnh chùa Đại)
Một số câu thơ, lời nhạc hay cụm từ khác có thể dùng để đặt xen vào đoạn từ Phương Đông đến tục thờ cây cối... trong văn bản, chẳng hạn:
- Nước còn cau mặt với tang thương (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)
- Mây che trên đầu và nắng trên vai (Trịnh Công Sơn, Một cõi đi về)
- Đỡ lấy đài xiêu, nâng lấy nhị,/ Hồn ơi, phong cảnh cũng là ngươi! (Xuân Diệu, Xuân rụng)
- Biển gào, sóng thét, gió reo...
Bài tập 5 (trang 27):
Qua việc tìm hiểu văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh, nêu suy nghĩ của em về những gì cần chuẩn bị khi viết một văn bản nói về văn hóa truyền thống hay thắng cảnh và di tích.
Bài giải chi tiết:
Có thể đó là ấn tượng về kiến thức phong phú và khả năng bao quát vấn đề của tác giả. Có thể đó là ấn tượng về lối triển khai thông tin linh hoạt, sinh động trong văn bản,... Tiếp theo, em cần tự hỏi: Bản thân em có thể viết được văn bản thông tin về một vấn đề cụ thể nào đó theo cách tương tự hay không? Nếu muốn viết được, em phải công phu rèn luyện những mặt nào (phương pháp nhìn nhận, kiến thức, kỹ năng,...)?
Bài tập 6 (trang 27):
Chọn trong văn bản một số câu phù hợp để viết lại theo hướng làm biến đổi cấu trúc của các câu đó và nhận xét về kết quả đạt được.
Bài giải chi tiết:
Ví dụ:
- Câu gốc: Đến thăm quê cũ nhà Trần, ngoài tháp chùa Phổ Minh, đền Trần, đền Bảo Lộc, … ta còn bắt gặp các địa danh Hoa Nha, Liễu Nha vang bóng một thời “hào khí Đông A.”
- Câu biến đổi: Ta bắt gặp các địa danh Hoa Nha, Liễu Nha vang bóng một thời “hào khí Đông A” bên cạnh các tháp chùa Phổ Minh, đền Trần, đền Bảo Lộc, … mỗi khi đến thăm quê cũ nhà Trần.
Đọc lại văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trong SGK (tr. 110 – 112) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 27):
Có thể xếp văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội vào loại văn bản nào? Em dựa vào đâu để xếp loại như vậy?
Bài giải chi tiết:
Văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thuộc loại văn bản thông tin giới thiệu di tích lịch sử. Căn cứ để xếp loại như vậy là nhan đề văn bản, đối tượng mà văn bản đề cập, cũng như nội dung mà tác giả triển khai. Văn bản cung cấp các thông tin về di sản văn hóa, quá trình công nhận của Uỷ ban Di sản Thế giới, và mô tả chi tiết các bộ phận cấu thành khu di tích.
Bài tập 2 (trang 27):
Tóm tắt lần lượt nội dung các đoạn của văn bản và nêu khái quát những thông tin mà em cho là quan trọng nhất.
Bài giải chi tiết:
Sau đây là nội dung tóm tắt của hai đoạn đầu (em hãy tóm tắt tiếp các đoạn còn lại):
- Uỷ ban Di sản Thế giới trong kỳ họp lần thứ 34 tại Bra-xin năm 2010 đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới, vì khu di tích này đáp ứng được nhiều tiêu chí quan trọng mà Uỷ ban đã xác định.
- Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long có hai vùng: vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi gồm Khu Di tích Thành cổ Hà Nội và Khu Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, chiếm diện tích 18,395 ha. Vùng đệm có diện tích 108 ha.
Bài tập 3 (trang 27):
Hãy sơ đồ hoá cách trình bày thông tin của văn bản và cho biết: Cách trình bày thông tin ở đây có phù hợp với những điều đã khái quát ở mục Cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin thuộc phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 90) của bài học hay không? Vì sao?
Bài giải chi tiết:
- Văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được xây dựng theo đúng mô hình chung của loại văn bản giới thiệu di tích lịch sử. Cách trình bày của văn bản bao gồm phần giới thiệu tổng quan về di tích, tiếp theo là các thông tin chi tiết về các bộ phận cấu thành di tích. Tác giả đã kết hợp việc nêu các tiêu chí để di tích được công nhận là Di sản văn hóa thế giới với mô tả các bộ phận của khu di tích.
- Cách trình bày thông tin này phù hợp với những gì đã khái quát ở mục Cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin trong SGK, vì văn bản đã sử dụng các đoạn thông tin hợp lý, phân chia rõ ràng từ tổng quan đến chi tiết, thể hiện sự mạch lạc và logic.
Tuy nhiên, mỗi văn bản có thể có sự sáng tạo riêng trong cách triển khai, điều này phụ thuộc vào đặc thù của đối tượng mà văn bản đề cập.
Bài tập 4 (trang 27):
Theo em, văn bản nên được bổ sung yếu tố gì hoặc hình thức thông tin nào để nó trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn?
Bài giải chi tiết:
Văn bản có thể được bổ sung các yếu tố như hình ảnh minh họa, sơ đồ của khu di tích, hoặc các thông tin về kế hoạch bảo tồn, phục chế và quảng bá di tích. Những yếu tố này sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử và văn hóa của khu di tích.
Bài tập 5 (trang 27):
Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về địa danh Thăng Long – Hà Nội nói riêng, lịch sử đất nước nói chung?
Bài giải chi tiết:
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một địa danh có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Việt Nam. Đây là minh chứng cho những bước đi vững chắc trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. Văn bản khiến em nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của Hà Nội trong lịch sử đất nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa.
Bài tập 6 (trang 27):
Phát biểu ý kiến của em về việc đoạn cuối văn bản có nhắc lại một thông tin đã được nêu ở đoạn đầu văn bản. Theo em, xét từ phương diện cấu trúc văn bản, việc nhắc lại đó có ý nghĩa gì?
Bài giải chi tiết:
Việc nhắc lại một thông tin đã nêu ở đoạn đầu văn bản là một kỹ thuật phổ biến trong các văn bản thông tin hoặc nghị luận. Mục đích của việc này là để đảm bảo sự nhất quán, tập trung vào ý chính của văn bản. Đặc biệt, khi thông tin này được mở rộng hoặc làm rõ thêm, nó sẽ giúp người đọc nhớ và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề được đề cập. Vì vậy, đây là một phương pháp hữu ích trong việc củng cố thông tin và tạo sự kết nối giữa các phần của văn bản.
Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 1 (trang 27):
Có thể xếp bài thơ Tình sông núi vào loại tác phẩm văn học viết về đề tài gì? Kể tên một số bài thơ của các tác giả khác mà em cho rằng có cùng đề tài với Tình sông núi.
Bài giải chi tiết:
- Đề tài: Quê hương, đất nước.
- Một số bài thơ cùng đề tài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), ...
Bài tập 2 (trang 27):
Khi say ngắm sông núi quê hương, tác giả có ấn tượng mạnh nhất về điều gì? Dựa vào đâu mà em nhận định như vậy?
Bài giải chi tiết:
Tác giả có sự nhạy cảm đặc biệt với vẻ thơ mộng, thân thương, gần gũi của những gì được ông tái hiện, tạo hình. Đằng sau nét quyến rũ của thiên nhiên luôn thấp thoáng hình bóng con người. Cảnh và người hòa quyện với nhau, gợi dậy những cảm xúc êm ái, dịu ngọt, gắn bó.
- Dựa vào các hình ảnh miêu tả thiên nhiên và con người, sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người: nơi gầu nước gieo vàng, tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng, bắp căng như đồng, tay ghì cán cuốc,...
Bài tập 3 (trang 27):
Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm: cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc.
Bài giải chi tiết:
- Cần lao: Trong bài thơ, cần lao vừa có thể hiểu là sự cần cù trong lao động, vừa có thể hiểu là người lao động nói chung. Tác giả yêu quý, ngưỡng mộ và tôn vinh người lao động.
- Dân tộc: Dân tộc trong bài thơ là khái niệm thiêng liêng, gợi lên niềm tự hào, thể hiện sự gắn kết giữa những con người đã chung tay xây dựng đất nước Việt Nam.
- Giang sơn: Là khái niệm thiêng liêng, khi nhắc đến giang sơn, tác giả cảm nhận được thành quả vĩ đại mà nhân dân đã đổ mồ hôi và máu để tạo nên.
- Tổ quốc: Được tác giả cảm nhận như một khái niệm đặc biệt. Câu thơ với từ "Tổ quốc" ở cuối bài mang âm điệu nghẹn ngào, vì niềm xúc động đã được đẩy lên tột đỉnh.
Có thể thấy: Các khái niệm này, khi được tắm đẫm tình yêu thương của tác giả, không còn là những khái niệm khô khan mà trở thành những hình tượng sống động, tác động mạnh vào cảm xúc và nhận thức của người đọc.
Bài tập 4 (trang 27):
Tình sông núi là bài thơ đậm chất tạo hình. Nếu được thể hiện tác phẩm này bằng ngôn ngữ hội họa, em sẽ vẽ những gì? (Nêu dự định của em về bố cục, hình tượng trung tâm và các chi tiết đặc tả,...)
Bài giải chi tiết:
Có thể vẽ bức tranh mang tính tả thực, với một khung cảnh xác định. Cũng có thể vẽ bức tranh mang tính trừu tượng mà tương quan giữa các khối hình, đường nét, màu sắc biểu đạt được cảm xúc nồng nàn về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Nếu em có khả năng biến dự định này thành hiện thực thì đó là điều rất có ý nghĩa, thực sự đáng khuyến khích.
Bài tập 5 (trang 27):
Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tùy chọn) để trả lời câu hỏi này.
Bài giải chi tiết:
Tham khảo:
Tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc không phải là thứ tình cảm chung chung, được phô diễn qua những lời to tát hướng tới những đối tượng cũng to tát nhưng trừu tượng. Nó cần phải được bắt mạch vào chính cuộc sống thực, biểu hiện qua tình cảm và thái độ gắn bó máu thịt với tất cả những gì quen thuộc quanh ta, từ con người đến cảnh sắc dù có thể rất bình dị, đơn sơ. Chính điều đó sẽ dẫn con người đến với những tình cảm rộng lớn và ý thức công dân cao cả. Trong thơ, việc các tác giả biểu hiện tình yêu đất nước, Tổ quốc qua tình yêu đối với một miền đất cụ thể luôn tạo được ấn tượng thẩm mỹ tích cực về sự chân thật, sâu sắc của cảm xúc.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,... Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Muốn vào hang, phải lội qua sông; rồi trèo ngược vách đá hiểm trở, cao mấy chục mét. Đứng trên đỉnh dốc sẽ nhìn thấy lòng hang xa tít phía dưới, được bao bọc bằng một quãng sông rộng, nước sâu. Vịn đá lần xuống chân dốc, chúng tôi ngồi bè qua sông để đến lòng hang chính.
(Hà My, Hang Én, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 115)
Bài tập 1 (trang 28):
Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Dấu hiệu cơ bản nào trong đoạn trích cho phép khẳng định điều đó?
Bài giải chi tiết:
- Thể loại: Kí.
- Dấu hiệu:
- Chú trọng ghi chép sự thực.
- Cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
- Tác giả trực tiếp tham gia, chứng kiến.
Bài tập 2 (trang 28):
Đoạn trích trên gợi cho em liên tưởng đến đoạn nào trong văn bản Yên Tử, núi thiêng? Vì sao em có liên tưởng như vậy? Xét theo đối tượng được đề cập và cách thể hiện đối tượng, giữa hai đoạn có những điểm chung và khác biệt gì?
Bài giải chi tiết:
- Liên tưởng đến đoạn trong bài "Yên Tử, núi thiêng": Yên Tử ngày nay… cánh mỏng phớt tím.
- Lí do:
- Chú trọng ghi chép sự thực.
- Cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
- Tác giả trực tiếp tham gia, chứng kiến.
- Khác nhau về đối tượng được đề cập:
Trong cách thể hiện đối tượng, vừa có sự miêu tả, thể hiện sao cho sát đúng đối tượng, vừa có việc biểu hiện cảm xúc cá nhân của người viết.
Bài tập 3 (trang 29):
Dựa trên kết quả trả lời câu 2 và qua việc so sánh hai đoạn trích, theo em, người ta có thể chuyển văn bản thuyết minh có nội dung giới thiệu danh lam thắng cảnh thành một văn bản văn học được không? Nếu có thể thì điều kiện tiên quyết mà người viết phải đảm bảo là gì và văn bản văn học đó nên được xếp vào thể loại nào?
Bài giải chi tiết:
- Có thể thực hiện việc chuyển văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thành văn bản văn học.
- Điều cơ bản cần làm khi thực hiện công việc trên là: người viết phải bộc lộ góc nhìn độc đáo, sự đánh giá mang dấu ấn cá nhân trong văn bản. Văn bản cần có nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị và cách triển khai linh hoạt, không bị chinh có sẵn nào ràng buộc.
- Nếu chuyển đổi thể loại thành công thì văn bản mới này có thể được xếp vào một trong các tiểu loại sau của thể kí: du kí, tản văn, tuỳ bút, ... (tuỳ từng trường hợp cụ thể).
Bài tập 4 (trang 29):
Phát biểu suy nghĩ của em về vấn đề: yếu tố thông tin trong văn bản văn học và yếu tố văn học trong văn bản thông tin.
Bài giải chi tiết:
- Trong tác phẩm văn học có yếu tố thông tin. Đó là những điều được kể, tả, về sự việc, sự vật, con người có thể có thật ngoài đời hoặc tưởng tượng.
- Văn bản thông tin có yếu tố văn học. Yếu tố văn học được thể hiện trong cách kể, tả về đối tượng nhằm cung cấp thông tin được cụ thể, rõ ràng, chân thực,… Với văn bản thông tin, giữa hai yếu tố thông tin và văn học, yếu tố thông tin đóng vai trò chủ đạo.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngay sát địa đầu Tổ quốc là đảo Vĩnh Thực, nơi có ngọn hải đăng đầu tiên trong số hơn 90 ngọn hải đăng của Việt Nam. Rộng 50km, đây là hòn đảo còn nhiều nét hoang sơ cùng bãi biển xanh trong. Tiếp nối Vĩnh Thực là chuỗi những hòn đảo tạo thành vành đai bên ngoài vùng vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, làm nên một vùng biển yên bình với vô số đảo núi đá vôi nhỏ có những hang động kì thú. Những dãy đảo xa quây quần trong vùng vịnh biển như Hạ Long, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên gọi là “cành phong lan bể” – “Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc,/ Nơi bốn mùa đã hoá thành thu” – là những đảo núi đá vôi nhô lên từ mặt biển. Gần 2000 hòn đảo ở đây đã hợp thành một vùng địa chất đặc biệt, đưa Vịnh Hạ Long trở thành kì quan thiên nhiên thế giới. Những hòn đảo lớn trong các quần đảo Cái Bầu, Vân Hải, Cô Tô, Cát Bà nổi tiếng với những bãi tắm và vùng hải sản hấp dẫn nằm xen với những đảo nhỏ như Tuần Châu, Quan Lạn hay xa hơn ngoài khơi như Long Châu, Bạch Long Vĩ,…
(Trương Quý, Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát,
tạp chí Heritage, số 239, tháng 6/2022, tr. 13 – 14)
Bài tập 1 (trang 29):
Chỉ ra các nhóm đối tượng được tác giả nói đến trong đoạn trích.
Bài giải chi tiết:
- Nhóm đối tượng: Những dãy đảo, chuỗi đảo.
Bài tập 2 (trang 29):
Theo em, vì sao không thể xếp văn bản có đoạn được trích ở trên vào loại văn bản thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh?
Bài giải chi tiết:
- Nguyên nhân:
- Các nhóm đối tượng không phải tất cả đều là danh lam thắng cảnh.
- Đoạn trích không tập trung nói về một danh lam, thắng cảnh cụ thể.
Bài tập 3 (trang 29):
Nếu muốn chuyển đoạn trích trên thành đoạn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, người viết cần phải xử lý các thông tin đã có như thế nào?
Bài giải chi tiết:
- Nếu muốn chuyển đoạn trích đã nêu thành đoạn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, người viết phải lựa chọn chỉ nói về một nhóm đối tượng duy nhất và cần bổ sung thông tin về nhóm đối tượng đó cho đầy đủ hơn.
Bài tập 4 (trang 29):
Giả định câu sau đây là câu được mở rộng cấu trúc: “Những dãy đảo xa quây quần trong vùng vịnh biển như Hạ Long, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên gọi là “cành phong lan bể” – “Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc,/ Nơi bốn mùa đã hoá thành thư” – là những đảo núi đá vôi nhô lên từ mặt biển.”. Vậy theo em, có thể khôi phục lại câu “ban đầu” như thế nào?
Bài giải chi tiết:
- Câu ban đầu: “Những dãy đảo xa quây quần trong vùng vịnh biển như Hạ Long là những đảo núi đá vôi nhô lên từ mặt biển.”
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 kết nối tri thức , Giải VBT Ngữ văn 9 KNTT, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 9: Đọc hiểu và thực hành tiếng
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận