Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 2 Ôn tập bài 9: Đi và suy nghĩ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 9: Đi và suy nghĩ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc biến đổi cấu trúc câu nên dựa vào yếu tố nào?

  • A. Sở thích cá nhân của người viết.
  • B. Độ dài của câu.
  • C. Lô-gíc của mạch viết và sự liên kết với câu trước đó.
  • D. Số lượng từ trong câu.

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu chủ động: “Chú chim nhỏ bị bắn gãy cánh bởi những người thợ săn tham lam.”

  • A. Chú chim nhỏ đã gãy cánh sau khi bị người than săn tham lam bắn.
  • B. Những thợ săn tham lam bắn chú chim nhỏ gãy cánh.
  • C. Chú chim nhỏ đã bị những người thợ săn tham lam băn gãy cánh.
  • D. Chú chim nhỏ đã bị gãy cánh vì bị bắn bởi những người thợ săn tham lam.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?

  • A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
  • B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
  • C. Thuyền bị gió làm lật.
  • D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

Câu 4: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Chiếc xe đạp mà bố mua cho tôi từ năm ngoái vẫn chạy rất tốt.
  • B. Bài hát mà cả lớp đang tập luyện cho cuộc thi sắp tới khá khó.
  • C. Anh ấy đang tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà anh ấy đã học ở đại học.
  • D. Cây đa cổ thụ mà cả làng tôn kính đã hơn trăm tuổi.

Câu 5: Trong câu "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật - đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc", phần nào là thành phần biệt lập?

  • A. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • B. Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.
  • C. Đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
  • D. Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.

Câu 6: Trong câu "Hội An - một thành phố cổ nằm ở miền Trung Việt Nam - thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi vẻ đẹp truyền thống và yên bình", thành phần biệt lập là:

  • A. Hội An.
  • B. Một thành phố cổ nằm ở miền Trung Việt Nam.
  • C. Thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
  • D. Bởi vẻ đẹp truyền thống và yên bình.

Câu 7: Điều gì tạo nên nhịp điệu rắn rỏi, mạnh mẽ của bài thơ?

  • A. Sự đều đặn của vần điệu.
  • B. Việc sử dụng nhiều tính từ.
  • C. Nhịp điệu của cảm xúc với những chỗ ngừng, ngắt linh hoạt.
  • D. Sự lặp lại của các từ ngữ.

Câu 8: Yếu tố nào làm cho bài thơ căng tràn tính vận động?

  • A. Sử dụng nhiều danh từ.
  • B. Sử dụng nhiều động từ.
  • C. Sử dụng nhiều tính từ.
  • D. Sử dụng nhiều trạng từ.

Câu 9: Tác giả xây dựng hình tượng "tôi" trong bài thơ với tư cách là gì?

  • A. Một nhà phê bình văn học.
  • B. Một đầu mối của mọi quan sát, liên hệ, suy ngẫm.
  • C. Một nhân vật lịch sử.
  • D. Một người ngoài cuộc.

Câu 10: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo ra sự khó hiểu cho người đọc.
  • B. Thể hiện sự hoài nghi về đất nước.
  • C. Thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc.
  • D. Tạo ra sự hài hước trong bài thơ.

Câu 11: Qua cách tự bộc lộ mình trong bài thơ, tác giả thể hiện là người như thế nào?

  • A. Người không quan tâm đến đất nước.
  • B. Người rất mực yêu quý vẻ đẹp của đất nước và kính trọng nhân dân.
  • C. Người chỉ quan tâm đến bản thân.
  • D. Người bi quan về tương lai đất nước.

Câu 12: Hình dạng nhà ở Kẻ Chợ - Thăng Long, phố Hiến Nam, Vị Xuyên - Vị Hoàng thường như thế nào?

  • A. Hình vuông.
  • B. Hình tròn.
  • C. Hình ống.
  • D. Hình tam giác.

Câu 13: Trong nhà trung lưu nho nhã thường có gì?

  • A. Hồ bơi, bể cá, cây cảnh trang trí trước sân nhà.
  • B. Non bộ, một vài chậu cây cảnh, một gốc cây định lăng, một khóm sói, khóm hồng,…
  • C. Sân tennis rộng lớn để giải trí. 
  • D. Phòng tập gym để rèn luyện sức khỏe.

Câu 14: Truyền thống của Phương Đông, trong đó có Việt Nam, đối với tự nhiên là gì?

  • A. Khai thác triệt để.
  • B. Sống hài hòa với tự nhiên.
  • C. Tách biệt khỏi tự nhiên.
  • D. Coi tự nhiên là kẻ thù.

Câu 15: Bước đầu tiên khi viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Miêu tả chi tiết.
  • B. Xác định rõ đối tượng thuyết minh.
  • C. Trình bày cảm xúc cá nhân.
  • D. So sánh với các địa điểm khác.

Câu 16: Khi giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh, em cần đề cập đến những yếu tố nào?

  • A. Chỉ quá trình hình thành.
  • B. Chỉ cấu trúc và quy mô.
  • C. Chỉ giá trị của đối tượng.
  • D. Quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô và giá trị của đối tượng.

Câu 17: Để trình bày nét đặc sắc của đối tượng thuyết minh, em cần làm gì?

  • A. Chỉ miêu tả tổng quát.
  • B. Miêu tả chi tiết và huy động nguồn tài liệu đáng tin cậy.
  • C. Chỉ dựa vào ý kiến cá nhân.
  • D. Chỉ sử dụng thông tin từ mạng xã hội.

Câu 18: Việc so sánh, đối chiếu trong bài thuyết minh có tác dụng gì?

  • A. Làm rối thêm nội dung.
  • B. Không cần thiết trong bài thuyết minh.
  • C. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
  • D. Chỉ để tăng độ dài của bài viết.

Câu 19: Thái độ nào cần thể hiện trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh?

  • A. Thờ ơ, vô cảm.
  • B. Trân trọng, yêu quý.
  • C. Chỉ trích, phê phán.
  • D. Hoài nghi, ngờ vực.

Câu 20: Khi kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, em cần chú ý điều gì?

  • A. Chỉ sử dụng ngôn ngữ.
  • B. Chỉ sử dụng hình ảnh.
  • C. Kết hợp một cách hợp lí, hiệu quả.
  • D. Sử dụng riêng lẻ, không liên quan.

Câu 21: Nội dung chính của văn bản "Yên Tử, núi thiêng" là gì?

  • A. Chỉ giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
  • B. Chỉ giới thiệu về các di tích lịch sử.
  • C. Giới thiệu danh lam thắng cảnh và có kết hợp giới thiệu các di tích lịch sử.
  • D. Phân tích ý nghĩa tâm linh của núi Yên Tử.

Câu 22: Điều gì không phải là lý do chính khiến Yên Tử được coi là "núi thiêng"?

  • A. Là nơi tu hành của những người mộ đạo.
  • B. Có cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp.
  • C. Gắn liền với tên tuổi những thiền sư danh tiếng.
  • D. Là nơi khai thác khoáng sản quý hiếm.

Câu 23: Ai là người được cho là đã đến Yên Tử tu tiên và luyện đan vào đầu Công nguyên?

  • A. Trần Nhân Tông.
  • B. An Kỳ Sinh.
  • C. Phù Vân quốc sư.
  • D. Trần Thái Tông.

Câu 24: Ngôi chùa sớm nhất được dựng ở Yên Tử trong thời Lý là:

  • A. Chùa Đồng.
  • B. Chùa Một Mái.
  • C. Chùa Phù Vân.
  • D. Chùa Trúc Lâm.

Câu 25: Vua nào đã trốn khỏi Thăng Long để đến Yên Tử vào năm 1236?

  • A. Lý Thái Tông.
  • B. Trần Thái Tông.
  • C. Trần Nhân Tông.
  • D. Lý Nhân Tông.

Câu 26: Ai được coi là ông tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm?

  • A. An Kỳ Sinh.
  • B. Phù Vân quốc sư.
  • C. Trần Thái Tông.
  • D. Trần Nhân Tông.

Câu 27: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?

  • A. Cha tôi sinh được hai người con.
  • B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
  • C. Bạn ấy được điểm mười.
  • D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác