Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời Bài 9: Viết

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 9: Viết. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 9 VIẾT

Bài tập 1 (trang 71): Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau (làm vào vở):
Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài ……….., trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một ………….. cần giải quyết, từ đó, đưa ra những ……….. khả thi, thuyết phục cho vấn đề.

Bài giải chi tiết:
Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.

Bài tập 2 (trang 71): Tóm tắt yêu cầu về nội dung, hình thức đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (có thể tham khảo bảng sau, làm vào vở):

Yêu cầu về nội dung

Yêu cầu về hình thức

…….….

Bài giải chi tiết:

Yêu cầu về nội dung

Yêu cầu về hình thức

Xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phụcLập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

Bài tập 3 (trang 72): Tóm tắt yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; xác định bố cục ba phần của bài viết tham khảo "Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng" trong sách giáo khoa (có thể tham khảo bảng sau):

Các phần

Yêu cầu

Mở bài…….
Thân bài…….
Kết bài…….

Bài giải chi tiết:

Các phần

Yêu cầu

Trong bài viết Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng

Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần giải quyết,…Giới thiệu vấn đề: Cần phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng - một căn bệnh dễ lây lan và không kém phần nguy hại.
Thân bàiGiải thích vấn đề cần giải quyết; phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục- Giải thích khái niệm:“sáo rỗng”- Luận điểm 1: Phân tích các khía cạnh của “bệnh” nói, viết sáo rỗng (phân tích thực trạng của vấn đề; nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ; nguyên nhân, nguồn gốc của căn bệnh)- Luận điểm 2: Nêu các giải pháp khắc phục “bệnh” nói, viết sáo rỗng (giải pháp 1, giải pháp 2,...)
Kết bàiKhẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (nếu cần)Khẳng định lại ý nghĩa của việc nhận thức và tìm kiếm giải pháp khả thi cho vấn đề khắc phục “bệnh” nói, viết sáo rỗng

Bài tập 4 (trang 72): Luyện tập các bước thực hiện bài viết theo đề bài sau:
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).

Bài giải chi tiết:
Em thực hiện bài tập theo quy trình viết bài văn với bốn bước. Ở đây chỉ lưu ý thêm một số điểm về cách thực hiện bước Chuẩn bị trước khi viết, nhất là việc chọn vấn đề nghị luận sao cho phù hợp, khả thi.

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết, điều quan trọng nhất là chọn được vấn đề, phạm vi đề tài phù hợp, khả thi. Đó có thể là vấn đề thuộc một phạm vi cụ thể. Chẳng hạn: 
    • Với phạm vi trong học tập, nếu thực sự quan tâm và hứng thú, khá nhiều vấn đề em có thể chọn để viết bài như: về tính trung thực trong học tập; vấn đề cải tiến phương pháp học tập theo chương trình mới; vấn đề đọc sách, chọn sách để đọc; vấn đề tăng cường vai trò, trải nghiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động nhóm; mạng xã hội có ích cho học tập;...

    • Với phạm vi sinh hoạt, em có thể chọn: Việc sinh hoạt có kế hoạch, nề nếp mang lại ích lợi gì; nên kết hợp làm việc và nghỉ ngơi thế nào cho phù hợp;...

    • Với phạm vi giải trí, em có thể chọn một trong các vấn đề: Phải chăng đọc sách cũng là một cách giải trí; có nên vừa nghe nhạc vừa đọc sách;...

Sau khi đã chọn vấn đề nghị luận, thực hiện Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý để tìm ý cho đề bài trên. Em nên tự đặt và trả lời các câu hỏi nêu trong phần hướng dẫn thực hành bước tìm ý trong sách giáo khoa. Có thể kết hợp tìm ý với thu thập tài liệu.

Bài tập 5 (trang 72): Sau khi lập dàn ý cho đề bài trên (câu 4), hãy viết một đoạn văn mở bài hoặc đoạn văn triển khai một ý thuộc phần thân bài. Sử dụng bảng kiểm Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận để tự đánh giá đoạn văn đã viết.

Bài giải chi tiết:
Sau khi lập dàn ý (theo đề bài đã cho), hãy viết một đoạn văn mở bài hoặc đoạn văn triển khai một ý thuộc phần thân bài. Sử dụng bảng kiểm sau để tự đánh giá đoạn văn em đã viết:

Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Các câu tập trung vào chủ đề/ ý chính 
Đoạn văn gồm nhiều câu (ít nhất là ba câu) 
Có chủ đề, ý chính (các câu trong đoạn xoay quanh một ý chính) 
Các câu được liên kết với nhau thành đoạn văn nghị luận 
Các câu được sắp xếp theo cấu trúc phù hợp của đoạn văn nghị luận 
Có các câu triển khai ý của đoạn văn nghị luận 
Viết câu đúng ngữ pháp và đúng yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm 
Sử dụng từ ngữ chọn lọc 
Sử dụng ngữ điệu, dấu câu phù hợp 

* Đoạn mở bài tham khảo:

 Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và cần có nhiều biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh, sinh viên.

* Đoạn phần thân bài tham khảo:

Giải thích “Bạo lực học đường”:

 Bạo lực học đường là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí và học sinh với thầy cô giáo. Những hành vi và lời nói này xúc phạm nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bị hại, gây những tác động xấu trong xã hội. Một thực tế đáng buồn là tình trạng bạo lực học đường đang có tình trạng gia tăng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Ngữ văn 9 CTST, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 9: Viết

Bình luận

Giải bài tập những môn khác