Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Đọc

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 6: Đọc. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 6 ĐỌC

Bài tập 1 (trang 5): Ý tưởng, thông điệp trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Bài giải chi tiết
Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết.
Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử…) được gửi gắm trong văn bản.
Ý tưởng và thông điệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ý tưởng là cơ sở để hình thành nên thông điệp, ý tưởng là cái có trước, từ đó được cụ thể hóa thành thông điệp gửi gắm trong văn bản.

Bài tập 2 (trang 5): Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là gì? Vì sao khi đọc hiểu văn bản, ta cần quan tâm đến bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội?

Bài giải chi tiết
Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời, giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
Khi đọc hiểu văn bản, ta cần quan tâm đến bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội vì những yếu tố này sẽ giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung của văn bản.

Bài tập 3 (trang 5): Những vấn đề toàn cầu nào đã được thể hiện trong các văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Bài phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu? Vấn đề em quan tâm nhất là gì? Vì sao?

Bài giải chi tiết
Những vấn đề toàn cầu được thể hiện trong các văn bản là:

  • Nguy cơ vũ khí hạt nhân (văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình)
  • Biến đổi khí hậu (văn bản Bài phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
  • Công dân toàn cầu và bản sắc dân tộc (văn bản Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu).
    Em trình bày vấn đề mà mình quan tâm nhất dựa trên quan điểm cá nhân và lý giải.

Bài tập 4 (trang 5): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thông điệp Nhân ngày thế giới Phòng chống AIDS (01-12-2003)

  • a. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong văn bản. Em ấn tượng với lý lẽ, bằng chứng nào nhất?
  • b. Em có tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm 'chúng ta' và 'họ'. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” không? Vì sao? Từ đó, em có nhận xét gì về những giải pháp được nêu ở cuối văn bản?
  • c. Thông điệp gọi ra từ văn bản có còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không? Tìm những ví dụ từ thực tế để làm sáng tỏ ý kiến của em.
  • d. Hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (bài báo, đoạn phim ngắn, infographic, tranh cổ động,...) để tuyên truyền về phòng chống phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV / AIDS.

Bài giải chi tiết

a.
Em vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong văn bản dựa vào gợi ý sau:

  • Luận đề: Việc phòng chống HIV/AIDS.
  • Luận điểm 1: Những hành động để đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS còn quá ít so với thực tế.
  • Luận điểm 2: Những giải pháp cần thực hiện để đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS.
  • Lý lẽ và bằng chứng: Học sinh tự xác định dựa vào hệ thống luận điểm. Em có thể trình bày về lý lẽ và bằng chứng mà em ấn tượng nhất. Lý lẽ và bằng chứng này góp phần chứng minh cho luận điểm và làm sáng tỏ luận đề.

Tech12h

b.
Em tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm ‘chúng ta’ và ‘họ’. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Bởi vì HIV/AIDS không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Nếu chúng ta còn phân biệt đối xử và thờ ơ, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và không thể đẩy lùi căn bệnh.
Các giải pháp nêu trong văn bản là thực tế và cần thiết, bắt đầu từ việc nhận thức về AIDS, không phân biệt đối xử và hành động cụ thể từ các cấp độ nhà nước, cộng đồng và cá nhân.

c.
Thông điệp của văn bản vẫn còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay. Căn bệnh HIV/AIDS vẫn tồn tại, và việc phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng. Ví dụ:

  • Người nhiễm HIV/AIDS có thể bị xa lánh, gây khó khăn trong việc tìm việc làm hoặc tham gia cộng đồng.
  • Phân biệt đối xử dẫn đến những rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và quyền sống khỏe mạnh.

d.
Học sinh có thể chọn thiết kế một sản phẩm truyền thông như bài báo, đoạn phim ngắn, infographic hoặc tranh cổ động, để tuyên truyền về việc phòng chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Sản phẩm có thể trả lời các câu hỏi như: Phân biệt đối xử là gì? Vì sao không nên phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS? Những biện pháp nào giúp phòng chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS?

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Ngữ văn 9 CTST, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 6: Đọc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác