Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Viết

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 7: Viết. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 7 VIẾT

Bài tập 1 (trang 33)
Điền các từ khóa trí tưởng tượng, tự sự, sinh động, trải nghiệm vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau (làm vào vở):

Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) thuộc kiểu ______. Trong đó, người viết dùng ______ cuộc sống và ______ để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện ______ và thể hiện cảm xúc của người viết.

Bài giải chi tiết:
Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết dùng trải nghiệm cuộc sống và trí tưởng tượng để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc của người viết.

Bài tập 2 (trang 34)
Yêu cầu nào sau đây không đúng với kiểu bài viết một truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm):

A. Nội dung truyện kể diễn ra trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định
B. Xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm
C. Bày tỏ ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống thông qua những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng
D. Gửi gắm, truyền tải thông điệp đến người đọc, thể hiện cảm xúc của người viết

Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là C.

Bài tập 3 (trang 34)
Nối cột A với cột B để hoàn thành bố cục của một truyện kể sáng tạo:

BÀI 7 VIẾT

Bài giải chi tiết:
Nối cột A với cột B để hoàn thành bố cục của một truyện kể sáng tạo (trang 34, SBT Ngữ Văn 9 Tập 2)

BÀI 7 VIẾT

Bài tập 4 (trang 35)
Tưởng tượng và viết một truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong khoảng 1.000 chữ.

Bài giải chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Trong bước này, ngoài việc xác định mục đích viết, người đọc, em xác định những yêu cầu chính của đề bài.

Yêu cầu về thể loại: Viết truyện kể sáng tạo.
Yêu cầu về nội dung: Truyện kể về một nhân vật/các nhân vật theo diễn biến của các sự kiện, hướng đến bày tỏ thông điệp của người kể.
Yêu cầu về hình thức: Truyện có đầy đủ ba phần: Mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện; trong khoảng 1.000 chữ; truyện sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Em có thể dựa vào hướng dẫn trong sách giáo khoa để tìm ý, lập dàn ý hoặc sử dụng gợi ý tham khảo sau:

Các phần

Câu hỏi tìm ý

Nội dung chi tiết

Mở đầu truyệnCâu chuyện diễn ra ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?...
 Nhân vật chính là ai? Những nhân vật phụ bao gồm những ai? Họ có quan hệ như thế nào với nhân vật chính?...
 Người kể chuyện là ai? Câu chuyện sẽ được mở đầu bằng chi tiết/sự việc nào?...
Diễn biến truyệnTình huống, hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện là gì? Sự kiện nào thúc đẩy mâu thuẫn trong truyện phát triển lên đến đỉnh điểm?...
 Những sự kiện nào đã diễn ra, được diễn tả theo mạch kể nào, nhân vật được khắc hoạ ra sao qua ngoại hình, trang phục, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,…?...
 Các nhân vật đã đối thoại với nhau xoay quanh những nội dung nào? Hãy tưởng tượng và ghi lại một số câu thoại tiêu biểu của nhân vật chính. Có thể ghi thêm những lời độc thoại của nhân vật (nếu có)....
 Những chi tiết/chi tiết nào đóng vai trò tiêu biểu? Vì sao em chọn đó là những chi tiết/chi tiết tiêu biểu?...
 Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nên được kết hợp như thế nào trong quá trình kể chuyện?...
 Người kể chuyện và/hoặc các nhân vật có thái độ, cảm xúc thế nào với nhân vật chính, sự kiện, câu chuyện được kể? Thái độ, cảm xúc đó nên được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thông qua chi tiết hay kết hợp cả hai?...
Kết thúc truyệnVấn đề đặt ra đã được giải quyết như thế nào? Thái độ, cảm xúc của các nhân vật khi câu chuyện kết thúc ra sao?...

Bước 3: Viết bài
Triển khai bài viết kể chuyện sáng tạo trong khoảng 1.000 chữ dựa trên dàn ý. Lưu ý:
– Lựa chọn ngôi kể phù hợp với mục đích kể chuyện (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
– Đảm bảo cấu trúc ba phần của truyện kể.
– Kết hợp giữa yếu tố tự sự (sự kiện, chi tiết) với yếu tố miêu tả (không gian, thời gian, đồ vật, chân dung nhân vật) và yếu tố biểu cảm (cảm xúc của nhân vật, cảm xúc/thái độ của người kể với nhân vật).
– Đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, sử dụng hợp lí lời đối thoại và độc thoại của nhân vật.
– Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động thông qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ,...
– Gửi thông điệp đến người đọc một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.

Tham khảo:
Có nhiều truyền thuyết về các vị anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhưng người ta vẫn mãi khắc ghi một truyền kỳ về người anh hùng ở làng Gióng, được truy phong là Phù Đổng Thiên Vương, mà nhân dân Việt Nam ta đời đời nhớ ơn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Em hãy đọc lại truyện kể sáng tạo của mình và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm dựa vào Bảng kiểm kỹ năng viết một truyện sáng tạo trong sách giáo khoa.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Ngữ văn 9 CTST, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 7: Viết

Bình luận

Giải bài tập những môn khác