Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 6: Thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 6 TIẾNG VIỆT
Bài tập 1 (trang 8): Trong thực tế giao tiếp, trường hợp nào cần lựa chọn câu đơn, trường hợp nào cần lựa chọn câu ghép?
Bài giải chi tiết:
Trong thực tế giao tiếp, chúng ta thường chọn câu đơn để biểu thị một phán đoán đơn và lựa chọn câu ghép để biểu thị một phán đoán phức hợp, thể hiện một quá trình tư duy và thông báo có tính chất phức hợp.
Bài tập 2 (trang 8): Dựa vào phương tiện nối giữa các vế, có thể chia câu ghép thành những loại nào? Với mỗi loại câu ghép, hãy cho một ví dụ minh hoạ.
Bài giải chi tiết:
Dựa vào phương tiện nối giữa các vế, có thể chia câu ghép thành hai loại: Câu ghép có từ ngữ liên kết và câu ghép không có từ ngữ liên kết (chỉ dùng dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:) để ngăn cách các vế).
- Ví dụ câu ghép có từ ngữ liên kết: Mặc dù trời mưa to nhưng học sinh vẫn đi học đầy đủ.
- Ví dụ câu ghép không có từ ngữ liên kết: Chiếc xe đưa đón dừng hẳn, học sinh lần lượt bước xuống xe.
Bài tập 3 (trang 8): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Các nước châu Âu là nơi nhất thể hoá gần như không có biên giới, nhưng người Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được văn hoá riêng, các dân tộc không hề bị xoá nhoà. (2) Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người, nơi mà các thành viên không bao giờ gặp mặt trực tiếp hết tất cả những thành viên khác.
(Nam Lê – Như Ý, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu)
a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.
Bài giải chi tiết:
a. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn trích:
(1) Các nước châu Âu (CN 1) / là nơi nhất thể hoá gần như không có biên giới (VN 1), nhưng người Đức và người Bỉ (CN 2) / không bị lẫn vào nhau (VN 2), người Hà Lan (CN 3) / vẫn giữ được văn hoá riêng (VN 3), các dân tộc (CN4) / không hề bị xoá nhoà (VN 4).
(2) Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia (CN) / cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người (VN), nơi mà các thành viên không bao giờ gặp mặt trực tiếp hết tất cả những thành viên khác (thành phần phụ chú).
Câu (1) là câu ghép, câu (2) là câu đơn.
b. Tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích:
Người viết lựa chọn kiểu câu ghép để viết câu (1) là phù hợp vì nó biểu thị được một nội dung phức hợp, cần đưa ra một số ví dụ để làm rõ ý châu Âu tuy là nơi nhất thể hoá hầu như không biên giới nhưng mỗi dân tộc sinh sống ở đó đều giữ được bản sắc văn hoá riêng. Câu (2) biểu thị một phán đoán đơn giản (mỗi một quốc gia cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người) nên người viết lựa chọn câu đơn là phù hợp.
Bài tập 4 (trang 8): Cho đoạn trích sau:
Các anh chị em thân mến, đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng.
[...] Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai), Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.
b. Theo em, vì sao tác giả lựa chọn cấu trúc câu như vậy?
Bài giải chi tiết:
a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích: Các câu in đậm trong đoạn trích đều là câu đơn, có cấu trúc tương đồng (Chúng tôi kêu gọi...).
b. Tác giả lựa chọn cấu trúc câu như vậy nhằm nhấn mạnh lời kêu gọi, tác động mạnh vào tình cảm, nhận thức của người nghe, tạo sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức cho đoạn trích.
Bài tập 5 (trang 9): Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này.
a. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.
(An-tô-ni-ô Gu-tê-rét, Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)
c. Tuy vầng trăng đầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.
(Chu Tự Thanh, Trăng sáng trên đầm sen)
Bài giải chi tiết:
a. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là kết từ “nhưng”. Tác dụng: Biểu thị quan hệ tương phản. Điều sắp nêu ra ở vế sau (các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất) tương phản với điều được gợi ra ở vế trước (Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu).
b. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là cặp kết từ “dù cho... thì...” biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả. Vế câu biểu thị nội dung giả thiết là “tai hoạ có xảy ra”, vế câu biểu thị nội dung kết quả là “sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”.
c. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép:
- Cặp kết từ “tuy... nhưng...”: Biểu thị quan hệ tương phản.
- Kết từ “cho nên” (có thể xem là cặp kết từ “vì... nên” đã bị lược bớt kết từ “vì”): Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm).
Lưu ý: Đây là loại câu ghép có nhiều tầng bậc. Cấu trúc của câu ghép này có thể được mô hình hoá như sau: Tuy A nhưng B (B có cấu tạo: (Vì) B1, cho nên B2).
A: vầng trăng đầy đặn
B: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.
B1: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ
B2: không được sáng tỏ cho lắm (CN trong cụm chủ ngữ – vị ngữ này bị rút gọn)
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Ngữ văn 9 CTST, Giải VBT Ngữ văn 9 Bài 6: Thực hành tiếng Việt
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận