Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Viết bài thuyết trình về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Viết bài thuyết trình về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT BÀI THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

HAY MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Viết được bài thuyết minh về mội danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ

- Giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử và có tình cảm yêu mến, trân trọng với đối tượng đó.

PHẦN I: TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ

1. Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- Xác định rõ đối tượng thuyết minh (danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào, ở đâu).

- Giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh (quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô, tầm vóc và giá trị của đối tượng trên các phương diện khác nhau, ... ).

- Trình bày được nét đặc sắc, độc đáo nhất của đối tượng với những miêu tả chi tiết và việc huy động các nguồn tài liệu đáng tin cậy (có thể thực hiện một số so sánh, đối chiếu cần thiết).

- Thể hiện được thái độ trân trọng, yêu quý của người viết đối với đối tượng thuyết minh.

- Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách hiệu quả.

2. Phân tích bài viết tham khảo

- Nhan đề: Bia Vĩnh Lăng.

- Bố cục của bài viết:

+ Phần Mở bài: Nêu các thông tin cơ bản về thời điểm xuất hiện và toạ độ không gian của di tích; đánh giá chung về giá trị và tình trạng hiện tại của di tích.

+ Phần Thân bài: Đưa thông tin về các đặc điểm làm nên giá trị nổi bật của di tích; Chọn hình ảnh tiêu biểu để minh hoạ cho di tích được đề cập.

+ Phần Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của di tích.

- Bài viết tham khảo đáp ứng được yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

PHẦN III. THỰC HÀNH VIẾT

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn viết về một đối tượng (ở đây là danh lam thắng cảnh) mà mình hiểu rõ và có tư liệu đầy đủ nhất

b. Tìm ý

- Đối tượng được thuyết minh ở bài viết là gì? Có thể xác định tên cho nó như thế nào?

- Đối tượng được thuyết minh nằm ở vùng nào? Khoảng cách giữa nó với những địa điểm trung tâm mà nhiều người đã biết là gần hay xa?

- Có thể đưa ra những thông tin chung nào về đối tượng nhằm bước đầu khẳng định vị trí, ý nghĩa, giá trị của nó?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng là gì? So với những đối tượng thường được xếp cùng loại, nó có những điểm khác biệt độc đáo nào?

- Đối tượng đã được các chuyên gia và du khách đến thăm đánh giá ra sao?

- Sự tồn tại của đối tượng đóng vai trò gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và đất nước. 

c. Lập dàn ý.

- Mở bài: Nêu tên danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử sẽ thuyết minh và đưa ra những thông tin khái quát nhất về đối tượng. 

- Thân bài:

+ Trình bày các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử theo một trình tự hợp lí.

+ Giải thích các điều kiện tạo nên nét đặc thù của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. 

+ Nêu các giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. 

+ Cung cấp thông tin về tình trạng bảo tồn, phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

- Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và đất nước. 

2. Viết bài

- Phát triển các ý đã tìm được thành các câu hoặc đoạn văn hoàn chỉnh.

- Kết hợp linh hoạt việc miêu tả và cung cấp các dữ liệu khách quan dựa trên những tài liệu đáng tin cậy.

- Chọn được các từ ngữ xưng hô phù hợp dựa trên việc hình dung cụ thể về đối tượng bài thuyết minh

- Đưa vào văn bản những hình ảnh, sơ đồ, bản đồ,... phù hợp nhằm làm nổi bật các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử được thuyết minh.

3. Chỉnh sửa bài viết

- Bám sát yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để thực hiện việc chỉnh sửa.

+ Các thông tin được đưa vào bài thuyết minh

+ Bố cục, mạch lạc và liên kết của bài thuyết minh.

+ Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng

+ Diễn đạt, hình thức trình bày văn bản.

* Có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:

- Tên danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử: Đền Hùng

- Lịch sử hình thành: quần thể Đền Hùng bắt đầu được xây dựng trên núi Hùng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (năm 968 – 979). Sau đó, đến khoảng thế kỷ XV, dưới thời Hậu Lê, toàn bộ khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện nay.

- Đặc điểm cảnh quan: Đền Hùng có tổng diện tích 845 ha với 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, phân bố từ chân núi lên đến đỉnh núi, hài hòa với tổng thể cảnh quan hùn

g vĩ. Qua thời gian, nhiều di tích trong quần thể Đền Hùng đã được tôn tạo và xây dựng bổ sung nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, nghiêm trang.

- Giá trị văn hoá, lịch sử: 

+ Đền Hùng được xếp hạng là khu di tích quốc gia đặc biệt. 

+ Có thể nói, Đền Hùng là nơi hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Điều này thể hiện hết sức cụ thể, sinh động thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng. 

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ năm 2012 chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhờ những giá trị độc đáo và riêng biệt.

+ Cách thức tham quan: Từ chân núi Hùng lên đỉnh núi Hùng, bạn sẽ được tham quan, khám phá hệ thống các đền, chùa, lăng cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

- Hình ảnh cần chụp hoặc quay phim:

+ Hình ảnh cổng đền Hùng

+ Hình ảnh rước kiệu làm lễ

+ Hình ảnh người dân đi lễ hội đền Hùng

- Phỏng vấn khách tham quan hoặc người quản lí: phỏng vấn người tham quan và nói lên trải nghiệm cá nhân về lễ hội.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 9: Viết bài thuyết trình về một, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Viết bài thuyết trình về một, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Viết bài thuyết trình về một

Bình luận

Giải bài tập những môn khác