5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 110

5 phút soạn Văn 9 tập 1 kết nối tri thức trang 110. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm trong hai văn bản: "Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

CH 2: 

So sánh cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản:

1. Tương đồng:

  • Cả hai văn bản đều sử dụng phương pháp lập luận: Từ cụ thể đi đến khái quát

  • Cả hai văn bản đều có cấu trúc chặt chẽ, logic:

    • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả, đặt vấn đề.

    • Thân bài: Bàn luận, phân tích, chứng minh luận điểm.

    • Kết bài: Khẳng định lại luận điểm, chốt lại vấn đề.

2. Khác biệt:

Cách đặt vấn đề:

  • "Người con gái Nam Xương":

    • Cách đặt vấn đề trực tiếp: Nêu thẳng luận đề "Người con gái Nam Xương" là một bi kịch của con người.

    • Tập trung vào bi kịch của nhân vật: Vũ Nương.

  • "Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi":

    • Cách đặt vấn đề gián tiếp: Qua tác phẩm "Thằng quỷ nhỏ" để bàn luận về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

    • Tập trung vào phẩm chất của tác phẩm: phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Cách tổ chức luận điểm:

  • "Người con gái Nam Xương":

    • Luận điểm 1: Giới thiệu về Vũ Nương.

    • Luận điểm 2: Phân tích bi kịch của Vũ Nương.

    • Luận điểm 3: Vũ Nương là nhân vật đại diện cho một kiếp người

  • "Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi":

    • Luận điểm 1: Nhân vật Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ

    • Luận điểm 2: Qua nhân dạng của nhân vật Quỳnh cho đến nhân dạng của xã hội.

    • Luận điểm 3: Những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

CH 3:

Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho thấy khả năng tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du. Bút pháp so sánh, ẩn dụ, điển tích được sử dụng tài tình. Ví dụ như: "Làn thu thủy nét ngài xuân" so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên, tạo nên sự thanh tao, nhẹ nhàng. "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là một ẩn dụ độc đáo, thể hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt trội hơn cả thiên nhiên. "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" sử dụng điển tích để tô đậm thêm vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Kiều. Từ ngữ được lựa chọn kỹ lưỡng, trau chuốt, giàu sức gợi tả, gợi cảm. Ví dụ như: "khuôn trăng đầy đặn", "nét ngài nở nang", "mặn mà", "sắc sảo", "làn thu thủy", "nét ngài xuân", "hoa ghen thua thắm", "liễu hờn kém xanh",...Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ngôn từ mà vẻ đẹp của Thúy Kiều được hiện lên một cách sinh động, rõ nét, đầy ấn tượng. Vẻ đẹp ấy không chỉ là nhan sắc mà còn là tài năng, phẩm chất của người con gái tài sắc vẹn toàn.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH 1: 

CH 2: 

So sánh cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản:

1. Tương đồng:

  • Cả hai văn bản đều sử dụng phương pháp lập luận: Từ cụ thể đi đến khái quát

  • Cả hai văn bản đều có cấu trúc chặt chẽ, logic:

2. Khác biệt:

Cách đặt vấn đề:

  • "Người con gái Nam Xương":

    • Cách đặt vấn đề trực tiếp: Nêu thẳng luận đề "Người con gái Nam Xương" là một bi kịch của con người.

    • Tập trung vào bi kịch của nhân vật: Vũ Nương.

  • "Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi":

    • Cách đặt vấn đề gián tiếp: Qua tác phẩm "Thằng quỷ nhỏ" để bàn luận về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

    • Tập trung vào phẩm chất của tác phẩm: phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

CH 3:

  • Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho thấy khả năng tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du.

  •  Bút pháp so sánh, ẩn dụ, điển tích được sử dụng tài tình. 

  • Từ ngữ được lựa chọn kỹ lưỡng, trau chuốt, giàu sức gợi tả, gợi cảm.

  • hờ sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ngôn từ mà vẻ đẹp của Thúy Kiều được hiện lên một cách sinh động, rõ nét, đầy ấn tượng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 kết nối, soạn Văn 9 tập 1 kết nối trang 110, soạn Văn 9 tập 1 KNTT trang 110

Bình luận

Giải bài tập những môn khác