Siêu nhanh soạn bài Tiếng đàn mưa Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Soạn siêu nhanh bài Tiếng đàn mưa Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

VĂN BẢN 2. TIẾNG ĐÀN MƯA (BÍCH KHÊ)

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em cảm động.

Soạn rút gọn:

Âm thanh khiến em xúc động nhất là lời ru của mẹ. Âm thanh ấy êm ái, nhẹ nhàng, du dương, đưa em vào giấc ngủ ngon. Từng lời hát ru là từng bài ca dao mang những bài học quý giá như: hiếu thảo, lễ phép, kính trọng thầy cô… Lời hát ru gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người, đã được không ít nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình. 

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Những sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa.

Soạn rút gọn:

Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa là: hoa xuân, bóng dương, nước non.

Câu 2: Những nơi mưa rơi xuống

Soạn rút gọn:

Các nơi mưa rơi xuống: thềm lan, ngoài nội, trên ngàn, xuống lầu, ngoài nẻo dặm ngàn, ý khách, đầm mưa, nẻo đồi.

Câu 3: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.

Soạn rút gọn:

+ Biện pháp tu từ như điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”, “mưa”. 

+ Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”. Các biện pháp như hoán dụ “giọt đàn”, “rụng bóng”. 

Câu 4: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.

Soạn rút gọn:

Vào thời điểm hoàng hôn, chính là lúc con người kết thúc công việc sau một ngày làm việc vất vả cực nhọc. Người khách tha hương lại càng nhớ nhà hơn. 

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Soạn rút gọn:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

Câu 2. Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

Soạn rút gọn:

Khổ 1

Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

Khổ 2

Những nơi mưa rơi xuống.

Khổ 3

Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

Khổ 4

Tâm trạng nhân vật trữ tình

Câu 3: Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

Soạn rút gọn:

Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”. => Thể hiện được tâm trạng đau buồn, nỗi cô đơn nhớ nhà của một người con xa xứ. Ý khách chính là việc tự coi mình là khách ở nơi chốn xa lạ này, tâm hồn không thuộc về nơi này khiến con người xa lạ vô cùng. 

Câu 4: Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Soạn rút gọn:

Là đều song hành, cùng rơi với những giọt mưa. Hoa rơi cùng, thềm lan hứng nước mưa, nước non cùng rả rích càng khắc hoa lên tâm trạng cô đơn, nhớ nhà của nhân vật trữ tình.

Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.

Soạn rút gọn:

Ở những khổ đầu, nước non là một bản nhạc ngân nga giữa những tiếng mưa xuân, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp gọi cho con người ta nhớ về nơi xưa, chốn cũ. Đến cuối, nước non giống như nốt luyến, khiến cảm xúc như tan ra vỡ òa khi sự cô đơn, nhớ nhung không chỉ còn ở tiếng mưa ngoài hiên nữa, mà còn ẩn chứa ở nơi “hai hàng lệ tuôn”.

Câu 6: Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

Soạn rút gọn:

Em ấn tượng với khung cảnh hoàng hôn buồn bã, giao thoa giữa sáng tối càng khiến tâm trạng tác giả trở nên buồn bã, cô đơn. Từ “rụng” mang đến cho con người cảm giác rơi, rụng buồn bã. Trong không gian le lói của ánh chiều dương ấy, mưa không còn hiện lên qua thềm lan, qua lầu nữa mà hiện lên trong ánh mắt của kẻ cô đơn. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật

Soạn rút gọn:

Tiếng đàn mưa của Bích Khê là bản nhạc vĩ cầm tuyệt đẹp để viết cho những người xa quê đang trải qua nỗi cô đơn gia diết. Tiếng mưa rơi tựa hồ như những nốt nhạc xao xuyến, mang đến cho người đọc được không gian rộng lớn bao trùm tác giả. Thềm lan, dưới lầu, cánh đồng và thậm chí là nước non đã mở ra cho người đọc một khoảng không gian rộng lớn.  Trong tiếng ngân nga của tiếng mưa, đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn, Bóng khách hòa vào những ánh nắng tàn cuối ngày, tạo nên một bức tranh cô đơn vô cùng tận. Bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 bài Tiếng đàn mưa, Soạn bài Tiếng đàn mưa Văn 9 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh soạn bài Tiếng đàn mưa Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác