Siêu nhanh soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Soạn siêu nhanh bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 2. LỤC VÂN TIÊN ĐÁNH CƯỚP, CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

Soạn rút gọn: 

Nhân vật em yêu thích nhất là Thạch Sanh. Bởi vì Thạch Sanh là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: dũng cảm, gan dạ, trung thực và kiên trì.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.

Soạn rút gọn: 

Hành động: ghé lại, bẻ cây, xông vô, tả đột hữu xông.

Câu 2: Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.

Soạn rút gọn: 

Lục Vân Tiên một thân một mình giữa vòng vây bọn cướp. Tuy nhiên, chàng không hề nao núng mà “tả đột hữu sung”, bẻ cây làm vũ khí chống lại bọn cướp hung hãn; được tác giả ví như Triệu Tử phá vòng Dương Đang.

Câu 3: Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Soạn rút gọn: 

Kiều Nguyệt Nga đã giới thiệu tên tuổi, quê quán của mình

Câu 4: Lời đáp của Lục Vân Tiên.

Soạn rút gọn: 

Lục Vân tiếp đã đáp lại lời cảm tạ của Kiều Nguyệt Nga, rằng việc là một bậc chí nhân quân tử không thể thấy nạn mà không cứu; nên không trông mong được trả ơn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần

Soạn rút gọn:

Phần 1

Lục Vân Tiên đáng cướp

Phần 2

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 2: Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

Soạn rút gọn:

Lời của người kể chuyện là

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
...
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,”

Lời Lục Vân Tiên

“Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.

...
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

Lời Kiều Nguyệt Nga

“Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,

...
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”

Lời tên tướng cướp Phong Lai: 

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”

Câu 3: Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

Soạn rút gọn: 

a. Chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động

b. Chàng tiện tay bẻ cành cây bên đường để làm vũ khí, trong lúc chiến đâu không hề lung lay bởi những lời dọa nạt của toán cướp.

c. Người kể chuyện thể hiện thái độ khâm phục trước sự dũng cảm, không sợ địch mạnh của Lục Vân Tiên

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?

Soạn rút gọn: 

Qua những lời nói và hành động của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ phẩm chất đoan trang, dịu dàng có học thức của một tiểu thư khuê các; cũng như là một người có học thức, biết trước biết sau.

Câu 5: Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Soạn rút gọn: 

Câu nói của Lục Vân Tiên thể hiện quan điểm về người anh hùng là 

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Em đồng tình với quan niệm đó, bởi hai câu thơ thể hiện quan điểm sống cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, dũng cảm, dám xông pha giúp đỡ người yếu thế. 

Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích.

Soạn rút gọn: 

Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Tác giả sử dụng giọng điệu linh hoạt, biến đổi theo từng tình tiết của câu chuyện. Ngôn ngữ trong đoạn trích mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời nói thông thường của người dân Nam Bộ. Việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương đã góp phần tạo nên sự gần gũi, thân thuộc cho tác phẩm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nhân vật Lục Vân Tiên được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói. Chàng là một trang anh hùng tiêu biểu với lòng dũng cảm, nghĩa hiệp, tốt bụng và nhân hậu. + Kiều Nguyệt Nga được miêu tả qua ngoại hình, tâm trạng và hành động. Nàng là một người con gái đẹp nết na, thùy mị, nết na, hiếu thảo. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.

Soạn rút gọn: 

Lục Vân Tiên là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu. Chàng là hiện thân cho hình tượng anh hùng nghĩa hiệp, tiêu biểu cho những giá trị đạo đức cao đẹp. Trên đường đi, chàng gặp và cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp. Hành động này thể hiện lòng dũng cảm, nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên. Chàng không màng đến nguy hiểm bản thân, sẵn sàng ra tay giúp đỡ người yếu thế. Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều, Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Văn 9 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác