Siêu nhanh soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Soạn siêu nhanh bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (ĐỜI SỐNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY)

Trong phần Đọc, em đã được học các tác phẩm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Ở đó, có những con người đã đối diện với nhiều vấn đề của thân phận, của thời đại một cách thành thực, can đẩm; thể hiện những quan niệm nhân sinh sâu sắc. Em hãy lấy nguồn cảm hứng từ những thông điệp có ý nghĩa lâu bền ấy để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề cần phải giải quyết của thế hệ mình trong xã hội hiện đại.

Soạn rút gọn:

Văn bản “Trưởng thành qua nỗi buồn”

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề đang bàn luận: Cách để “trưởng thành” từ nỗi buồn.

2. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề.

-Ý kiến 1: Để có thể biến những nỗi buồn ấy thành cơ hội trưởng thành, tôi đã học cách “chấp nhận” và can đẩm đối diện với nó.

- Ý kiến 2: Tập trung thời gian và tâm trí vào việc nuôi dưỡng những niềm vui nho nhỏ và hoàn thành công việc mỗi ngày, nỗi buồn bị “đói” sẽ tự bỏ đi thôi.

- Ý kiến 3: Học cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Ý kiến 4: Trưởng thành từ nỗi buồn không thể thiếu đi tình yêu thương, sự tin và tự hào về bản thân.

3. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.

- “Đồng ý” với sự tồn tại của nỗi buồn, tin rằng nó không thể là “mãi mãi” giúp tôi bình tĩnh lại và mạnh mẽ hơn.

- Học cách “bỏ đói” nỗi buồn và nuôi dưỡng niềm vui.

- Chia sẻ với người khác về những gì khiến mình đang buồn để nhận được sự giúp đỡ.

- Biết ân hận, xấu hổ khi làm điều sai trái, nhưng hãy biết tha thứ cho chính mình, cho bản thân được chuộc lỗi.

4. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều.

- Phản bác lại vấn đề: nhiều người cho rằng chia sẻ không có ích gì, có khi lại càng khiến mình buồn thêm.

5. Nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất để gái quyết vấn đề.

- “Điểm tựa” quan trọng nhất là chính mình.

6. Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

- Chỉ ra ý nghĩa mà nỗi buồn đem đến cho mọi người: dạy cho chúng ta những bài học cần thiết cho sự trưởng thành.

7. Viết bài

Soạn rút gọn:

   Bạn tôi đột nhiên chạy lại, khóc thút thít: “Cậu ơi, tự dưng có bài trên Facebook bóc phốt tớ một cách vô lý này. Tớ phải làm sao đây?”. Tôi chợt giật mình, mở điện thoại ra và đọc bài ấy. Bao nhiêu thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực đang nhắm vào bạn tôi. Đây quả thực là vấn nạn mà không chỉ bạn tôi, mà có khi cả bạn, tôi, và bao nhiêu người khác, đã, đang, và sẽ gặp phải. Vậy có cách giải quyết nào cho tình trạng xuyên tạc thông tin cá nhân, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội? Câu trả lời là có.

        Trước hết, xuyên tạc thông tin cá nhân trên mạng xã hội là việc một người đăng những thông tin không có thật, mang hướng bôi nhọ, hạ thấp danh dự của người khác để điều hướng dư luận, công kích cá nhân vì lí do riêng; còn bình luận tiêu cực là khi bạn đưa ra những nhận xét không hay, nói xấu cá nhân nào đó trên không gian mạng. Những điều trên không gian ảo ấy, tưởng chừng như không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực, nhưng thực ra để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nạn nhân.

        Những bài viết xuyên tạc, bình luận tiêu cực cũng khiến không gian mạng trở nên không lành mạnh, dễ “tiêm nhiễm” những tật xấu cho người sử dụng. Đặc biệt hơn, trong xã hội hiện đại ngày nay, độ tuổi sử dụng mạng xã hội ngày càng trẻ hóa, những bạn trẻ hầu như chưa có nhận thức về bạo lực mạng, dễ dàng bị cuốn theo những bài viết, bình luận tiêu cực. Tình trạng này xảy ra càng lâu, không gian mạng càng “bẩn”’, và nguồn nhân lực trẻ trong tương lai sẽ chỉ chú tâm vào việc chỉ trích, nói xấu, không quan tâm đến công việc hay học hành. Đây là hậu quả mà không một xã hội, quốc gia nào mong muốn.

      Vậy chúng ta có thể chấm dứt tình trạng này không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào ý thức và sự quyết tâm của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một số giải pháp để giảm thiểu những bài đăng xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng.

Thứ nhất, các nhà trường, gia đình nên có những buổi giáo dục về cách sử dụng mạng xã hội văn minh. Hãy giúp giới trẻ nhận thức về hậu quả khủng khiếp mà những bài viết và bình luận tiêu cực đang gây ra, từ đó hướng dẫn họ những điều nên và không nên làm trên không gian mạng. 

      Thứ hai, mỗi cá nhân nên biết điều tiết cảm xúc cá nhân của mình. Hầu hết, những bài đăng và bình luận trên không gian mạng đều xuất phát từ cảm xúc bộc phát. Nếu bạn thấy không thích một người, chớ vội viết những điều xuyên tạc hay hạ thấp danh dự của họ. Hãy góp ý với họ bằng sự chân thành, lời nói nhẹ nhàng và lịch sự nhất. 

     Thứ ba, những người đang là nạn nhân của bạo lực mạng không nên im lặng và chịu đựng. Chỉ khi bạn lên tiếng, mọi người mới biết vấn đề bạn đang gặp phải và giúp đỡ bạn. Chỉ một giọt nước nhỏ thì không gội sạch được bụi bẩn, nhưng nếu bạn sẻ chia, đoàn kết với mọi người, một làn nước sạch sẽ xóa đi toàn bộ những bài viết và bình luận “bẩn”.

      Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chúng ta nên sử dụng những bài viết và bình luận tiêu cực nhắm tới những người có lỗi nghiêm trọng trong xã hội (tù nhân, người có động thái phản quốc,…). Chúng ta không nên làm những điều này. Khi gặp những bài viết mang thiên hướng phản quốc, hãy liên hệ với Cục An ninh mạng hoặc Công an. Như vậy, chúng ta cũng đã góp phần làm sạch không gian mạng và xã hội thực.

      Như vậy, bài viết xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng là điều mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, hãy trở thành người sử dụng mạng sáng suốt để không bị lôi kéo vào những bài viết xấu, đồng thời biết cách đấu tranh khi bản thân trở thành nạn nhân bạo lực mạng, bạn nhé!


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 bài Viết bài văn nghị luận về một, Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một Văn 9 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh soạn bài Viết bài văn nghị luận về một Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác