Siêu nhanh soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta Văn 9 Kết nối tri thức tập 2

Soạn siêu nhanh bài Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta Văn 9 Kết nối tri thức tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 9 Kết nối tri thức tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Kết nối tri thức tập 2 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. TIẾNG NÓI CỦA TƯƠNG LAI

VĂN BẢN. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - MỐI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA HÀNH TINH CHÚNG TA

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Biến đổi khí hậu đã gây tác hại như thế nào đến lao động sản xuất và sinh hoạt của cư dân ở địa phương em? Vấn đề có nghiêm trọng không? Căn cứ vào đâu mà em kết luận như vậy?

Giải rút gọn:

- Biến đổi khí hậu đã gây ra lũ lụt, xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến lao động sản xuất và sinh hoạt của cư dân.

=> Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách cần được giải quyết ở địa phương em. Cần có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu để bảo vệ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Luận đề của văn bản là gì? Những luận điểm nào đã được triển khai nhằm làm nổi bật luận đề? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Giải rút gọn:

Luận đề

Biến đổi khí hậu

Luận điểm

+ Chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong.

+ Vấn đề này đã được nói rất nhiều lần nhưng về phía lãnh đạo lại từ chối lắng nghe.

+ Những hậu quả của việc biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

+ Chúng ta cần thay thế bằng năng lượng sạch.

+ Đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm.

Mối quan hệ

Các luận điểm đều liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm rõ luận đề. Các luận điểm đã làm rõ luận đề và thể hiện được thông điệp của văn bản.

Câu 2: Phân tích một số ví dụ để thấy được cách tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Giải rút gọn:

+ Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến đi nhanh hơn chúng ta hình dung.

+ Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn.

+ Các đại dương bị nhiễm acid nặng hơn…

+ Ngày càng nhiều người phải di cư khỏi quê nhà.

...

Câu 3: Trong phần đầu của văn bản, tác giả cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong”. Theo em, vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Giải rút gọn:

Theo em, vấn đề này là đúng. Vì biến đổi khí hậu là một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người và các sinh vật trên Trái Đất, chúng ta cần hành động ngay để giải quyết vấn đề này.

Câu 4: Xác định vị thế xã hội của người viết khi trình bày ý kiến về vấn đề. Vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ gì khi đối thoại?

Giải rút gọn:

 Đó là Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ trực tiếp, yêu cầu các ban lãnh đạo và toàn thể mọi người cần chịu trách nhiệm và xử lí việc này.

Câu 5: Trong văn bản, những thông tin khách quan nào được tác giả nêu ra? Dựa vào đâu em nhận biết điều đó?

Giải rút gọn:

- Các thông tin khách quan được nêu ra: Các trường hợp xấu nhất được các nhà khoa học nhắc đến.

- Dựa vào những câu văn từ ngữ được nhắc đến, đây là thực trạng khách quan không phải ý kiến chủ quan của tác giả.

Câu 6: Tác giả đã nêu những giải pháp gì cho vấn đề chống biến đổi khí hậu hiện nay? Ai là người có trách nhiệm thực thi các giải pháp đó?

Giải rút gọn:

+ Phải chuyển đổi sang năng lượng sạch.

+ Các quốc gia giàu nhất phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng, đảm bảo các người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết.

- Người có trách nhiệm thực thi: Lãnh đạo các cơ quan ban ngành.

Câu 7: Đối tượng tác động của văn bản này và văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình giống nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự giống nhau.

Giải rút gọn:

- Đối tượng tác động: Tất cả mọi người.

- Ý nghĩa của sự giống nhau: Thể hiện đây đều là những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Trái Đất, cần tất cả mọi người chung tay góp sức để bảo vệ Trái Đất và cuộc sống hoà bình.

Câu 8: Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta?

Giải rút gọn:

- Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tiết kiệm.

- Chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi: Phải chăng nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên?

Giải rút gọn:

Mặc dù biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng, nhưng không phải là không còn cách nào để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên. Con người vẫn còn cơ hội để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Điều quan trọng là cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, từ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ cho đến mỗi cá nhân. Một số giải pháp có thể thực hiện bao gồm: Giảm thiểu khí thải nhà kính, trồng cây xanh, nâng cao nhận thức, giáo dục mọi người về biến đổi khí hậu và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Với nỗ lực chung của toàn nhân loại, chúng ta có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất cho các thế hệ tương lai. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức tập 2 bài Biến đổi khí hậu - mối đe, Soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe Văn 9 Kết nối tri thức tập 2, Siêu nhanh soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe Văn 9 Kết nối tri thức tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác