Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  • A. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
  • B. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
  • C. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Thuật lại có điều chỉnh cho phù hợp lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 2: Cách dẫn gián tiếp là gì?

  • A.Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
  • B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, có đặt trong dấu ngoặc kép.
  • C. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 3: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

  • A. Là lời nói của nhân vật.
  • B. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • C. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Chỉ là một câu văn trần thuật.

Câu 4: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

  • A. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • B. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời nói của nhân vật.

Câu 5: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay lời dẫn được thuật lại?

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

  • A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
  • B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời dẫn được thuật lại.

Câu 6: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?

  • A. Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • B. Lược bỏ dấu ngoặc kép đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • C. Lược bỏ dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • D. Lược bỏ tất cả dấu của câu.

Câu 7: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?

  • A. Diễn đạt lại nội dung sao cho sáng tạo và hay hơn.
  • B. Diễn đạt lại nôi dung chính xác, không thay đổi bất kì từ ngữ nào.
  • C. Diễn đạt lại nội dung sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.
  • D. Diễn đạt lại nội dung cho sắc sảo, chặt chẽ hơn.

Câu 8: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

  • A. Lời dẫn trực tiếp.
  • B. Lời dẫn gián tiếp.
  • C. Lời dẫn nửa trực tiếp.
  • D. Vừa là lời dẫn trực tiếp, vừa là lời dẫn gián tiếp.

Câu 9: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay ý nghĩa của nhân vật?

Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".

  • A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
  • B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời nói của nhân vật.

Câu 10: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?

Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: “Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

  • A. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • B. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • C. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • D. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng: “mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

Câu 11: Đâu là đặc điểm của lời dẫn gián tiếp?

  • A. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình.
  • B. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình, tạo ra một cảm giác sống động và chân thực hơn về ý kiến của người đó.
  • C. Giảm đi sự kết nối và tương tác với người đọc hoặc người nghe.
  • D. Tái hiện ý kiến hoặc tuyên bố một cách tinh tế và đi ngược với ngữ cảnh.

Câu 12: Nhận xét đặc điểm của lời dẫn gián tiếp sau:

Người đó nói rằng anh ta cảm thấy rất vui mừng và tự hào về thành tựu của chúng ta.

  • A. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách phù hợp với ngữ cảnh và phong cách của bài viết.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách cứng nhắc, thiếu tinh tế.
  • C. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sáng tạo nhưng làm mất đi thông tin quan trọng.
  • D. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sai lệch.

Câu 13: Lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào trong văn bản?

  • A. Giúp mạch văn được chỉn chu, trau chuốt hơn.
  • B. Tạo ra sự kết nối giữa tác phẩm với người đọc.
  • C. Giúp văn bản có cách diễn đạt phong phú hơn, tự nhiên hơn.
  • D. Được tích hợp vào câu văn một cách tự nhiên, giúp tạo ra một dòng chảy liền mạch và góp phần vào sự thống nhất của văn bản.

Câu 14: Sử dụng lời dẫn gián tiếp cần đáp ứng những yêu cầu nào?

  • A. Cần đan xen thêm cảm nhận và suy nghĩ cá nhân.
  • B. Cần thêm bớt những chỗ chưa giống với quan điểm của bản thân.
  • C. Cần truyền đạt thông tin từ nguồn gốc đến người nghe hoặc đọc một cách trung thực và chính xác.
  • D. Cần nói ngược lại với ý của câu gốc.

Câu 15: Theo em, lời dẫn gián tiếp có ưu điểm gì so với lời dẫn trực tiếp?

  • A. Lời dẫn gián tiếp cho phép sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo hơn. 
  • B. Lời dẫn gián tiếp cô đọng, hàm súc hơn.
  • C. Lời dẫn gián tiếp tinh tế, chỉn chu hơn.
  • D. Lời dẫn gián tiếp hay và mang tính nghệ thuật hơn.

Câu 16: Theo em, trong tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp hay không? Nó khác với tiếng Việt như thế nào?

  • A. Tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
  • B. Tiếng Anh không có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
  • C. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn trực tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
  • D. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.

Câu 17: Việc trích dẫn có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng.
  • B. Làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.
  • C. Giúp bài viết được nổi tiếng hơn, được nhiều người chú ý đến hơn.
  • D. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng và giúp ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác