Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 109

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 109. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP VÀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU CÂU

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

- Khái niệm: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. 

- Dấu hiệu nhận biết: Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

2. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

- Khái niệm: Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. 

- Dấu hiệu nhận biết: Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là”,... và không được đặt trong ngoặc kép.

3. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI SGK

Bài tập 1:

+ Lời dẫn: Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.

+ Cách dẫn: Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nhắc lại nguyên văn ý nghĩ của nhân vật (Thành).

Bài tập 2:

a. Số lần cụm từ “cụ lớn” được ông Giuốc-đanh sử dụng trong đoạn thoại: 5 lần.

- Xem xét mối quan hệ giữa cụm từ cụ lớn trong lời thoại của ông Giuốc-đanh và thợ phụ; các dấu hiệu (từ ngữ, dấu câu) nhận biết lời dẫn và cách dẫn để xác định xem trường hợp nào là lời dẫn và dẫn theo cách nào. 

=> Đáp án: Trong 5 lần cụm từ cụ lớn được sử dụng trong lời thoại của ông Giuốc-đanh, có 3 lần là lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và 2 lần là lời dẫn gián tiếp.

Ông Giuốc-đanh: – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn" đáng thương lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

b. Cách ông Giuốc-đanh sử dụng cụm từ cụ lớn lặp đi lặp lại như vậy cho thấy trong tâm lí ông ta đang rất thích thú, hài lòng khi được thợ phụ gọi mình như vậy; cũng qua đó cho thấy nét tính cách “trưởng giả học làm sang” của ông ta.

c. Trong đoạn văn tự sự dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật thợ phụ và ông Giuốc-đanh, có thể sử dụng cách dẫn trực tiếp bằng hai cách: 

+ (1) dùng dấu hai chấm và đặt lời thoại của các nhân vật trong ngoặc kép.

+ (2) dùng dấu hai chấm và dùng dấu gạch đầu dòng đánh dấu lời thoại của các nhân vật. Đoạn văn sau dùng cách dẫn trực tiếp thứ hai:

“Biết ông Giuốc-đanh là “trưởng giả học làm sang", gã thợ phụ bèn nghĩ cách dùng lời nịnh nọt ngọt ngào để vòi tiền ông ta:

- Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

Nghe vậy, ông Giuốc-đanh vô cùng đắc ý. Ông thốt lên: 

– “Cụ lớn”, ô, ô, cụ lớn! Chú mày thong thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.”.

Bài tập 3:

a. Lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên:

“- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”.

+ Tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng cách dẫn trực tiếp bằng dấu hai chấm và đặt lời nói của Vũ Nương sau gạch đầu dòng.

+ Tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích là giữ được nguyên văn lời nói của Vũ Nương. Nàng nói cho Trương Sinh biết rõ tình thế và lựa chọn không thể khác của Vũ Nương.

b. Theo cách dẫn gián tiếp, lời nói của nhân vật Vũ Nương có thể được thuật lại như sau: 

“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nhưng nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào. Vũ Nương nói cho Trương Sinh biết rằng nàng đã thề sống chết không bỏ Linh Phi, rằng rất đa tạ chàng nhưng nàng chẳng trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”.

c. Có thể chỉ ra điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên và phần thuật lại của HS: một bên là lời dẫn cách dẫn trực tiếp; một bên là lời dẫn cách dẫn gián tiếp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 109, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 109, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 109

Bình luận

Giải bài tập những môn khác