Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngọ Môn là công trình kiến trúc của triều đại nào?

  • A. Triều Nguyễn.
  • B. Triều Lý.
  • C. Triều Trần.
  • D. Triều Hồ.

Câu 2: Ngọ Môn được xây dựng vào thời điểm nào?

  • A. Năm 1834, dưới triều vua Minh Mạng.
  • B. Năm 1833, dưới triều vua Thuận Thiên.
  • C. Năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng.
  • D. Năm 1834, dưới triều vua Thiệu Minh.

Câu 3: Lầu Ngũ Phụng trên cổng Ngọ Môn dùng để là gì?

  • A. Dùng để canh gác.
  • B. Như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ trọng thể hằng năm của triều đình.
  • C. Dùng để tổ chức yến tiệc cho vua.
  • D. Dùng để quan sát toàn bộ kinh thành.

Câu 4: Sự kiện nào đã diễn ra ở lầu Ngũ Phụng được nhắc đến trong văn bản Ngọ Môn?

  • A. Lễ lên ngai vàng của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
  • B. Lễ lên thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/9/1945.
  • C. Lễ lên thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
  • D. Lễ lên ngai vàng của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/7/1945.

Câu 5: Ngọ Môn được chia làm hai hệ thống. Đó là những hệ thống nào?

  • A. Nền đài và lầu Ngũ Phụng.
  • B. Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn.
  • C. Tả dịch môn và Hữu dịch môn.
  • D. Ngự đạo và Dũng đạo.

Câu 6: Ở phần giữa của nền đài có những cửa đi song song nào?

  • A. Ngọ Môn, Tả Giáp môn và Tả Dịch môn.
  • B. Tả Giáp môn, Tả Dịch môn và Hữu Dịch môn.
  • C. Ngọ Môn, Hữu Dịch môn và Ngự đạo.
  • D. Ngọ Môn, Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn.

Câu 7: Vật liệu chính để xây dựng nền đài là gì?

  • A. Gạch vồ.
  • B. Đất.
  • C. Gạch vồ và đá cuội.
  • D. Gạch vồ và đá thanh.

Câu 8: Lầu Ngũ Phụng có bao nhiêu gian?

  • A. 13 gian.
  • B. 14 gian.
  • C. 18 gian.
  • D. 12 gian.

Câu 9: Mái lầu Ngũ Phụng được lợp bằng ngói gì?

  • A. Ngói tráng men sứ và xanh lá cây.
  • B. Ngói hoàng lưu li và ngói thanh lưu li.
  • C. Ngói bạch lưu li và ngói hoàng lưu li.
  • D. Ngói tráng men vàng và trắng.

Câu 10: Ngọ Môn có dáng dấp mô phỏng công trình nào?

  • A. Tử Cấm Thành.
  • B. Tháp Quảng Châu.
  • C. Thiên An Môn.
  • D. Đông Phương Minh Châu.

Câu 11: Văn bản Ngọ Môn được trình bày theo cấu trúc nào?

  • A. Từ giới thiệu tổng quan, khái quát đến giới thiệu chi tiết, cụ thể.
  • B. Từ những đánh giá khách quan đến những đánh giá chủ quan của người viết.
  • C. Từ những số liệu đến những hình ảnh trực quan.
  • D. Từ những giới thiệu chi, tiết cụ thể đến đánh giá tổng quan đối tượng.

Câu 12: Ngọ Môn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Đó là những giá trị nào?

  • A. Kiến trúc và văn hóa.
  • B. Lịch sử, văn hóa và khoa học.
  • C. Cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa.
  • D. Kiến trúc, lịch sử và văn hóa.

Câu 13: Vì sao người viết lại chọn nền đài và lầu Ngũ Phụng để mô tả trong tổng thể kết cấu phức tạp của Ngọ Môn?

  • A. Vì đó là hai hệ thống chính của Ngọ Môn.
  • B. Vì hai hệ thống này có kiến trúc độc lạ, chưa từng có.
  • C. Vì hai hệ thống này tốn rất nhiều kinh phí để hoàn thiện.
  • D. Vì hai hệ thống này chứa đựng nhiều điều bí ẩn về kiến trúc xây dựng nhất.

Câu 14: Công trình Ngọ Môn thể hiện phẩm chất nào của con người Việt Nam?

  • A. Thông minh, nhanh nhẹn.
  • B. Sáng tạo, khéo léo và có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Mạnh mẽ, sáng tạo.
  • D. Cởi mở, khéo léo.

Câu 15: Tác giả đã giải thích tên lầu Ngũ Phụng bằng cách nào?  

  • A. Bằng điển tích dân gian.
  • B. Gắn với một sự kiện lịch sử.
  • C. Mô tả màu sắc của lầu Ngũ Phụng.
  • D. Phân tích ý nghĩa các tiếng trong tên gọi.

Câu 16: Đâu là nhận xét đúng về ý nghĩa của di tích Ngọ Môn?

  • A. Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc.
  • B. Biểu tượng cho sự phồn thịnh của đất nước.
  • C. Biểu tượng cho kĩ thuật và trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
  • D. Biểu tượng cho tình cảm của người dân xứ Huế.

Câu 17: Chúng ta cần làm gì để những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh được vẹn nguyên giá trị?

  • A. Đưa vào khai thác triệt đề tiểm năng du lịch của di sản.
  • B. Bảo tồn giá trị vốn có và quảng bá hình ảnh của di sản.
  • C. Đóng cửa, không cho khách tham quan tiếp cận di sản.
  • D. Tu bổ thường xuyên, có thể thay đổi, làm mới kết cấu của di sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác